Suy dinh dưỡng nguyên nhân chính khiến cơ thể trẻ bị thiếu nhiều vi chất cơ bản như kẽm, vitamin a, b, c, d, canxi, sắt, i-ốt, selen từ đó làm chậm quá trình tăng trưởng, suy giảm phát triển nhận thực thậm chí dẫn đến Tu vong. theo một nghiên cứu khảo sát của viện dinh dưỡng quốc gia trong 8 năm, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc suy dinh dưỡng dạng nhẹ cân giảm 21,2% xuống 14,1%, dạng thấp còi giảm từ 33,9% xuống 24,5%. tuy nhiên, tổ chức liên hợp quốc vẫn xếp việt nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ trẻ mắc suy dinh dưỡng cao nhất thế giới.
Ảnh minh họa.
Tăng cường chất dinh dưỡng
Tăng cường các chất dinh dưỡng là lời khuyên các chuyên gia dinh dưỡng dành cho các mẹ khi bé bị suy dinh dưỡng. thức ăn cho bé cần đa dạng phong phú, càng nhiều các chất dinh dưỡng càng tốt. tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ lựa chọn thức ăn phù hợp sao cho các bé hấp thu dễ dàng nhất. tốt nhất là nên cắt nhuyễn, nghiền nhỏ, nấu mềm và nêm nếm thích hợp với khẩu vị của bé. đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên tăng cường ăn trứng, thịt băm, cá băm, rau đã được cắt nhỏ.
Thêm dầu mỡ vào món ăn của bé
Mỗi bát ăn của bé cần có 1 đến 2 muỗng canh dầu hoặc mỡ. Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm, giúp bé hấp thu dễ dàng các loại vitamin như vitamin E, vitamin D.
Nấu cháo đặc cho bé
Nấu cháo đặc cho bé ăn, vì nếu nấu loãng, có thể mẹ sẽ thấy bé ăn nhiều hơn nhưng thực chất là nhiều nước, năng lượng bé hấp thu không được nhiều. Cần nấu đặc vừa phải cho bé có thể ăn được, và thay đổi các vị khác nhau cho bé hứng thú khi ăn.
Ăn thêm bữa phụ
Ngoài bữa chính ra, mẹ cần bổ sung cho be ăn bữa phụ, cách bữa chính khoảng 2 tiếng. Bữa phụ sẽ giúp bé ăn bù cho bữa chính ăn ít trước đó giúp bé có đủ năng lượng để hoạt động cả ngày. Sữa, sữa chua, hoa quả là những thực phẩm tốt cho bữa phụ của bé, giúp bé ngủ ngon hơn. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn 5-6 bữa thay vì chỉ có 3 bữa chính, như thế bé sẽ ăn nhiều và có nhiều năng lượng hơn, bé sẽ không có cảm giác chán ăn.
Tăng năng lượng khẩu phần ăn
Một bữa ăn cho trẻ cần đa dạng món ăn, đa dạng nhóm chất. Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa/ngày. Hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường, nhiều dầu mỡ. Đảm bảo mỗi bữa bé được cung cấp đủ rau xanh và trái cây..
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất
Ngoài các nhóm chất thiết yếu như: bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất, trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng, mẹ không nên kiêng món ăn nếu như trẻ không dị ứng thức ăn đó.
Ngoài ra, khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vitamin và muối khoáng. bởi vậy trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho Thu*c thích hợp. không nên tự ý cho trẻ uống Thu*c bổ, men tiêu hóa khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Theo Bằng Lăng/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/khoe-dep/nguyen-tac-nau-an-cho-tre-bi-suy-dinh-duong-50398.htmlTheo Bằng Lăng/Tiêu dùng