Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Nhà văn hóa Hữu Ngọc: Tìm một hướng mới cho phát triển

(MangYTe) Phát triển chủ yếu khi đó là tăng trưởng kinh tế (GDP), điều dẫn đến chủ nghĩa tiêu thụ, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tự do, của toàn cầu hóa, đào sâu hố giàu nghèo, giữa các dân tộc... trong từng quốc gia, phá hoại môi trường.

Từ khi xuất hiện homo/sapiens (con người khôn ngoan – hiện đại) cách đây hàng chục vạn năm, nhân loại không ngừng “phát triển”. Sự “phát triển” đó đã dẫn đến sự hình thành của xã hội văn minh chỉ cách đây khoảng vài chục thế kỷ, khi con người thoát khỏi đời sống nguyên thủy do sự của lực lượng sản xuất, một xã hội có tổ chức cao hơn, có mầm mống nhà nước.

Nhưng từ ngữ "phát triển" (development) với nội dung hiện đại và những lý thuyết về “phát triển” chỉ mới xuất hiện ở phương Tây khi đề cập đến con đường mà những nước chậm (thế giới thứ ba) phải đi qua. Phát triển chủ yếu khi đó là tăng trưởng kinh tế (GDP), điều dẫn đến chủ nghĩa tiêu thụ, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tự do, của toàn cầu hóa, đào sâu hố giàu nghèo, giữa các dân tộc... trong từng quốc gia, phá hoại môi trường. Vì vậy dần dần, từ những năm 1980-1990, yếu tố văn hóa và con người được đưa vào nội dung phát triển: ngoài GDP kinh tế, sự của con người tính đến cả tuổi thọ trung bình, sức khỏe, giáo dục, chỉ số con người HDI (1990) gần chục năm nay, nhiều nhà nghiên cứu và chính khách muốn thay GDP kinh tế bằng tổng hạnh phúc Quốc dân. Dân một nước có GDP khá có thể hạnh phúc hơn dân một nước GDP rất cao. Năm 1992 xuất hiện cụm từ “sustainable development” (phát triển bền vững) để kêu gọi bảo vệ môi trường.

Dù sao cho đến nay, thì thực tế các nước trên thế giới vẫn đua nhau lao vào kinh tế là chủ yếu, lâu dài sẽ đưa nhân loại đến con đường tự diệt vong

Trong bài Vì một cuộc đấu tranh mới cho sự (Tập san và các nền văn minh số 362 - 2008 - Paris), Paul Caspes, linh mục người Sri Lanka kêu gọi một sự mang tính tinh thần, đặt trọng tâm vào con người, nhất là người nghèo, chứ không phải vào lợi nhuận và kinh tế, không để GDP một nước tăng chỉ có lợi cho một thiểu số. Dưới đây tóm tắt vài trích dịch một số ý kiến trong bài ấy với mục đích tham khảo:

Để tiến hành một con đường mới cho sự phát triển, P. Gaspersz xuất phát tư tưởng Gandhi: “Khi mình nghi ngờ, khi cái tôi của mình vượt lên, thì hãy làm các “Test” này: hãy nhớ lại bộ mặt một con người nghèo nhất và yếu ớt nhất mà mình từng gặp. Mình hãy tự hỏi mình xem việc mình định làm có giúp ích cho họ không..., có giúp họ làm chủ cuộc đời và số phận của họ không? Nói cách khác, có mang lại sự độc lập cho hàng triệu con người đói khát về vật chất và tinh thần không? Và lúc đó, là thấy sự nghi ngờ về hành động và cái tôi của mình tiêu tan”... “Văn minh phương Tây mang tính vật chất, đo lường tiến bộ bằng tiến bộ vật chất, đề cao cái vật chất, hời hợt, cho là có của càng nhiều thì càng tốt nhất” . Vì vậy, nhân loại không thể “phát triển” theo hướng này.

Dĩ nhiên, không thể sống không tưởng. Sống đầy đủ về kinh tế là cần thiết. Cần đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về ăn, mặc, ở. Có người cho là chỗ ở có thể là nhu cầu ưu tiên: khi một gia đình có chỗ ở tự khắc họ sẽ xoay xở ăn mặc được. Đó là điều đã được thể nghiệm ở Kandy đối với sáu chục gia đình chuyển cư. Trường học và y tế phải đi kèm. Phát triển phải tính đến sự hài hòa của cộng đồng, nhất là khi có nhiều dân tộc nhỏ như ở Srilanka. Sự chân chính.

Báo Thế giới và Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/nha-van-hoa-huu-ngoc-tim-mot-huong-moi-cho-phat-trien-109454.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY