Chấn thương chỉnh hình hàm mặt hôm nay

Đây là chuyên khoa đảm nhận các ca phẫu thuật, tạo hình vùng răng hàm mặt thông thường; cùng với việc điều trị gãy xương vùng hàm mặt, phẫu thuật chỉnh hình sửa chữa các biến dạng, chấn thương vùng hàm mặt do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và lao động thường nhật. Chuyên khoa này còn bao gồm tạo hình khớp thái dương hàm trong các trường hợp dính khớp, đồng thời nghiên cứu, kết hợp các kỹ thuật vi phẫu thuật và cấy ghép mới. Những tình trạng bệnh thường gặp của khoa Chấn thương chỉnh hình hàm mặt như: gãy xương vùng hàm mặt, dính khớp, lệch lạc xương mặt hàm; u lành tính/ác tính vùng hàm mặt, nang và u xương hàm, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt; răng ngầm, hở môi - vòm miệng,...

Nhận biết và xử trí viêm nhiễm vùng hàm mặt

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt, nhưng nguyên nhân hay gặp là biến chứng các bệnh lý về răng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm vùng hàm mặt, nhưng nguyên nhân hay gặp là biến chứng các bệnh lý về răng. Đây là hậu quả của thói quen vệ sinh răng miệng kém, không khám răng miệng định kỳ, răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng... dẫn đến sưng hàm, sưng mặt do viêm nhiễm vùng hàm mặt. Nếu ở thể nhẹ, việc chẩn đoán và điều trị đơn giản, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chẩn đoán khó và điều trị phức tạp, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng nếu không chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

viêm nhiễm vùng hàm mặt phần lớn do viêm nhiễm răng, nhất là răng hàm dưới. Có thể bắt đầu từ một răng sâu không được trám; nhiễm khuẩn vết thương sau khi nhổ răng; T*i n*n do mọc răng sữa, răng vĩnh viễn, răng khôn gây viêm nhiễm tại vùng răng mọc và có thể lan rộng; các chấn thương hàm mặt như gãy xương hàm, gãy hở, các vết thương phần mềm mặt, giập nát... Thêm vào đó, miệng lại là “cửa khẩu” nhập thức ăn nên vi khuẩn trong môi trường miệng rất phong phú, gặp dịp sẽ phát bệnh... Đặc biệt, bệnh dễ phát triển trên cơ thể có sức đề kháng yếu như người bệnh mệt yếu, người nghiện rượu hoặc đái tháo đường...

Diễn biến của bệnh

Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn. Khởi đầu là viêm tấy. Ngày thứ 2-4 hình thành những ổ hoại tử. Ngày thứ 5-6 hình thành dịch thối, nâu sẫm dọc các mạch máu, có thể hình thành các ổ mủ nhỏ trong cân cơ. Triệu chứng biểu hiện là miệng sưng thành khối bao gồm vùng dưới hàm hai bên và vùng dưới cằm, sưng lan lên tới phần dưới của má và xuống vùng cổ. Trong miệng sưng to hai bên vùng dưới lưỡi, niêm mạc miệng màu đỏ tím có phủ màng trắng giả. Mủ lúc đầu chỉ rải rác, đục, có khi hơi thối và có chứa mảnh vụn hoại tử, sau đó mủ có thể trở thành màu xanh lục. Bệnh nhân khó nhai, nuốt, nói chuyện, chảy nhiều nước bọt có mùi hôi, sốt cao, mệt, khó thở, nôn... Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng nhanh khiến bệnh nhân bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn huyết, nghẹt thở do nề thanh môn hay nhiễm độc hành tủy, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, nhiễm khuẩn trung thất... và có thể Tu vong.

Một số tổn thương thường gặp

Đối với các trường hợp nguyên nhân do răng và thương tổn tổ chức quanh răng, áp-xe chỉ khu trú nông cạnh răng hay quanh xương hàm ở một vùng nhất định. Việc điều trị không phức tạp và chóng khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người chỉ đi khám khi răng bị đau nhức hoặc khi răng đã có viêm nhiễm vùng hàm mặt mà không biết quá trình sâu răng đã diễn ra rất lâu và bệnh có diễn biến nặng.

Áp-xe quanh chóp răng: Nguyên nhân do tủy ch*t hay tủy hoại tử. Áp-xe có thể hình thành ngay sau khi tủy bị thương tổn, hay sau một thời gian bị sang chấn, áp-xe tụ quanh chóp nhưng có thể tiến triển dưới màng xương, trên màng xương, vào phần mềm. Áp-xe quanh chóp răng còn gọi là áp-xe ổ răng, thường bắt đầu tại vùng quanh chóp răng. Ở giai đoạn cấp tính, bệnh nhân sốt, sưng to quanh vùng chân răng đau. Trước khi hình thành áp-xe, chỉ sưng tổ chức quanh răng, sờ thấy một mảng cứng, bệnh nhân rất đau.

Trong giai đoạn mới sưng cứng, bệnh nhân cần súc miệng nước ấm, đắp gạc ấm, dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Khi áp-xe đã hình thành, phải rạch dẫn lưu áp-xe.

Áp-xe quanh thân răng: Áp-xe quanh thân răng thường liên quan đến thời kỳ mọc răng, do vậy gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, thông thường là ở tuổi thơ ấu, thanh thiếu niên. Răng khôn hàm dưới hay gây áp-xe quanh thân răng. Triệu chứng điển hình là viêm hạch, co khít hàm, đau ở vùng răng số 8 dưới. Khi đó bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, khó nuốt, sưng nề vùng dưới hàm và vùng amiđan, bên hầu. Sờ các vùng này bệnh nhân rất đau.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ răng hàm mặt có những chỉ định thích hợp. Có thể chỉ định nhổ do răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch, không thể mọc khỏi cung hàm...

Áp-xe tổ chức quanh răng: Có thể là do viêm quanh răng mạn tính như: răng ch*t tủy hoặc sang chấn khớp cắn. Nhiễm khuẩn bắt đầu từ lợi lan xuống một hoặc nhiều chân răng... gây áp-xe quanh răng cấp. Thời kỳ cấp tính thường bất chợt, với triệu chứng đau dữ dội, niêm mạc và màng xương quanh chân răng bị viêm, lợi bị bong ra. Tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ mà các bác sĩ chỉ định nhổ hay điều trị bảo tồn.

Áp xe vùng cơ cắn: Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nhiễm khuẩn của hai răng hàm lớn dưới và nhất là răng khôn. Cũng có khi do răng hàm lớn trên. Với đặc điểm của áp-xe vùng cắn là khít hàm nhiều, đau và sưng. Những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng nhất từ 3-7 ngày sau khi khởi bệnh. Bệnh nhân sưng cả ngoài và có thể cả trong miệng, có thể đau dữ dội, lan lên tai, khó nuốt, bệnh nhân sốt, mệt mỏi.

Cách đơn giản phòng bệnh hiệu quả

Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân bị viêm nhiễm vùng hàm mặt đều đến muộn bởi cứ nghĩ bệnh thông thường, tự ý mua Thu*c uống. Đã có trường hợp do đến bệnh viện rất muộn, bệnh nhân bị biến chứng nhiễm khuẩn máu. Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người nên vệ sinh răng miệng hằng ngày. Đối với trẻ em đang thay răng và người già bị rụng răng thì việc vệ sinh răng miệng càng phải được chú ý. Nên đi khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng một lần. Nếu răng sâu nên đến các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt có uy tín để khám và điều trị triệt để các viêm nhiễm vùng miệng họng do răng và các nguyên nhân khác. Không nên tự ý điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. 

BS. Nguyễn Huy Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhan-biet-va-xu-tri-viem-nhiem-vung-ham-mat-20650.html)

Tin cùng nội dung

  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY