Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Nhật Bản là một thế giới khác: Người Nhật không bao giờ uống nước trong lúc ăn, đây là lý do

Sự khác biệt cơ bản trên bàn ăn của người Nhật và Tây phương, đó là họ không uống nước khi ăn.

Không chỉ có những đất nước phương Tây, ngay cả chúng ta cũng thường duy trì thói quen phải có một cốc nước lớn trên bàn trong lúc ăn. Có thể là nước lọc, hoặc nước quả, nước ngọt... Tuy nhiên, tại Nhật Bản, bạn sẽ chỉ có một ly nước rất nhỏ, thậm chí là không có.

Dĩ nhiên, mọi chuyện đều có lý do. Không phải tự nhiên Nhật Bản nằm trong số những quốc gia sống thọ nhất thế giới. Họ được như vậy một phần ở chế độ ăn, và cách họ dùng bữa như thế nào.

1. Uống nước trong lúc ăn sẽ làm khô miệng

Nhật Bản là một thế giới khác: Người Nhật không bao giờ uống nước trong lúc ăn, đây là lý do - Ảnh 1.

Trước và sau khi uống nước trong lúc ăn

Nghe mâu thuẫn đúng không? Uống nước mà lại làm khô miệng?

Thực ra là không mâu thuẫn đâu. Việc uống nước trong lúc đang dùng bữa có thể khiến nước bọt trở nên khô khốc. Hơn nữa, một số người còn có thói quen uống nước chanh hoặc các loại nước quả chua - thứ làm tăng tính acid trong miệng và ảnh hưởng đến tuyến tiết nước bọt. Và bởi nước bọt có vai trò như một thứ dung dịch giúp môi trường miệng khỏe mạnh, khi không còn nữa nó sẽ mang đến những triệu chứng không hề hay ho gì cam - như hôi miệng chẳng hạn.

Nếu nước có chanh thậm chí có thể làm một số tình trạng bệnh trở nên tệ hơn, như trào ngược dạ dày và làm hại men răng.

2. Hệ tiêu hóa tổn hại

Nhật Bản là một thế giới khác: Người Nhật không bao giờ uống nước trong lúc ăn, đây là lý do - Ảnh 2.

Dạ dày lúc uống nước trong khi ăn và khi không có nước (ảnh minh họa)

Uống nước trong lúc ăn sẽ khiến nước bọt của bạn bị pha loãng, đồng thời ảnh hưởng đến dịch tiêu hóa trong dạ dày. Hệ quả, khả năng tiếp nhận tín hiệu tiêu hóa của dạ dày sẽ trở nên yếu hơn, dễ gây ra hiện tượng đầy bụng.

3. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng giảm hẳn

Nhật Bản là một thế giới khác: Người Nhật không bao giờ uống nước trong lúc ăn, đây là lý do - Ảnh 3.

Nước bọt bị pha loãng, dịch vị cũng vậy, nghĩa là nồng độ acid trong ruột sẽ giảm đi. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, khiến khả năng hấp thụ vitamin và dưỡng chất giảm hẳn đi.

4. Dễ gây ợ nóng

Nhật Bản là một thế giới khác: Người Nhật không bao giờ uống nước trong lúc ăn, đây là lý do - Ảnh 4.

Uống nước khi ăn và hệ quả (ảnh minh họa)

Uống thêm nước sẽ khiến dung lượng dạ dày đầy lên, tăng thêm áp lực cho nó như một bữa ăn cỡ lớn vậy. áp lực này có thể làm một số tình trạng bệnh trở nên tệ đi, tăng rủi ro trào ngược acid. và bởi nước còn làm các enzyme tiêu hóa tiết ra ít hơn, nó sẽ tạo ra một chuỗi các phản ứng phụ, bao gồm ợ nóng.

5. Làm tăng cân

Nhật Bản là một thế giới khác: Người Nhật không bao giờ uống nước trong lúc ăn, đây là lý do - Ảnh 5.

Uống nước khi ăn so với lúc không uống (Ảnh minh họa)

Uống nước trong lúc ăn còn khiến bạn tăng thêm vài lạng so với bình thường. Đây là một tin khá xấu, bởi lẽ khi cơ thể không tiêu hóa được hoàn toàn thực phẩm nạp vào, nó sẽ chuyển hóa chúng thành chất béo và khiến số cân ấy áp thẳng vào bề ngoài.

Hơn nữa, việc uống nước trong lúc ăn sẽ khiến cơ thể đẩy nhiều insulin vào máu, tăng khả năng dự trữ chất béo trong cơ thể.

Nguồn: B.S, VT.co

J.D

Mạng Y Tế
Nguồn: CafeBiz (https://cafebiz.vn/nhat-ban-la-mot-the-gioi-khac-nguoi-nhat-khong-bao-gio-uong-nuoc-trong-luc-an-day-la-ly-do-20210317095537921.chn)

Tin cùng nội dung

  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Chế độ ăn kiêng nhanh là một kế hoạch giảm cân hứa hẹn những kết quả nhanh chóng. Những chế độ ăn kiêng này thường không có kết quả trong việc giảm cân lâu dài và không lành mạnh.
  • Chế độ ăn kiêng không có gluten - là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và tiểu hắc mạch. Người mắc bệnh celiac thì không nên ăn gluten.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Chế độ ăn ít purine được bác sĩ khuyên áp dụng nếu bạn mắc bệnh gút hoặc tăng acid uric máu. Áp dụng chế độ ăn ít purine giúp giảm đau, tấy đỏ và nhức ở các khớp xương.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Chế độ ăn low-carb cắt giảm lượng calo từ đường và tinh bột. Những người ăn low-carb ăn ít bánh mì, mì ống, khoai tây, gạo và các loại ngũ cốc. Họ trường ăn nhiều rau, thịt, cá, pho mát, trứng và các loại hạt.
  • Ăn chay - Làm sao để có đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn chay có nghĩa là gì? Vì sao nhiều người chọn ăn chay? Điều này có thể mang lại những lợi ích và những hạn chế gì?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY