Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiễm 700 con sán do ăn thịt sống

Trung Quốc-Zhu Zhongfa 43 tuổi, bị co giật, mất ý thức trong nhiều tuần liền, được chẩn đoán nhiễm hàng trăm con sán dây.

Người đàn ông này đã ăn thịt lợn sống nhiễm Taenia solium, một loại sán dây ký sinh. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy khoảng 700 con sán đã xâm nhập vào não bộ và lồng ngực của Zhu thông qua đường tiêu hóa và máu.

Hình chụp cộng hưởng từ não bệnh nhân Zhu Zhongfa. Ảnh: Asia Wire.

Bác sĩ chẩn đoán Zhu mắc bệnh ấu trùng sán lợn (cysticercosis) và nhiễm sán hệ thần kinh trung ương (neurocysticercosis). Bệnh nhân cũng bị u nang ở phổi và lồng ngực. Các bác sĩ đã tiêu diệt sán dây bằng cách cho bệnh nhân Thu*c chống ký sinh trùng và ngăn ngừa di chứng. 

Bác sĩ Huang Jianrong, Bệnh viện Đại học Y Chiết Giang, cho biết bệnh nhân đã khỏe lại sau một tuần điều trị. Hiện chưa rõ các ảnh hưởng lâu dài đến bệnh nhân. 

Năm 2016, một người đàn ông tại Anh khiến nhiều bác sĩ sốc khi bị sán dây ký sinh dài tới 6,2m, do ăn thịt bò sống. 

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến nghị con người là vật chủ duy nhất cho sán dây Taenia, loại sán có trong trứng ung, bò, lợn nhiễm bệnh và môi trường ô nhiễm, kém vệ sinh. Vì vậy, nên nấu chín thịt các loại trước khi ăn.

Thục Linh (Theo Fox News, Asia Wire)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/nhiem-700-con-san-do-an-thit-song-4017963.html)

Tin cùng nội dung

  • Lúc nhỏ con bị ban đỏ. Mẹ nói không được ăn gà, nếu ăn con sẽ bị bệnh phong...
  • Ăn thịt chó, không tẩy giun định kỳ, ăn táo có chất bảo quản độc hại đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về máu như rối loạn đông máu ảnh hưởng tới tính mạng….
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Sau xét nghiệm dịch, BS kết luận chị em bị nhiễm trùng huyết. Em muốn hỏi bệnh của chị em có nguy hiểm gì đến tính mạng không?
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY