Sau nhiều trường hợp nhiễm ncov đột phá - tình trạng mắc covid-19 sau khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (cdc) kêu gọi người mỹ tại các vùng dịch duy trì đeo khẩu trang.
Các chuyên gia khẳng định tiêm chủng vẫn hiệu quả cao ngăn ngừa triệu chứng nặng và Tu vong, song biến thể delta dễ lây lan, làm giảm hiệu quả vaccine, khiến cục diện dịch bệnh nước này đổi hướng. số ca nhiễm tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng.
Tiến sĩ rochelle walensky, giám đốc cdc, nhiều lần nói hiện tượng nhiễm ncov đột phá cực kỳ hiếm. tuy nhiên, cơ quan không thống kê số bệnh nhân cụ thể, những người chưa nhập viện hoặc Tu vong. dữ liệu quốc gia cũng chậm khoảng vài tuần so với thời gian thực. tỷ lệ nhiễm ncov đột phá và Tu vong hiện còn là ẩn số.
Trong các đợt bùng phát trước, với biến thể virus cũ, tình trạng này cực kỳ hiếm. Song trong làn sóng dịch bệnh gần đây, con số cao hơn với sự xuất hiện của biến thể Delta.
"Số ít người tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với virus", tiến sĩ Walensky cho biết.
Tuy nhiên, hầu hết người nhiễm nCoV sau chủng ngừa có triệu chứng nhẹ. Các chuyên gia cho rằng chúng thậm chí có lợi về lâu dài, bởi mỗi lần tiếp xúc với virus là cơ hội để hệ miễn dịch tăng cường khả năng phòng thủ với các biến thể mới trong tương lai.
Tiến sĩ Michael Mina, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y Công cộng Harvard T.H. Chan, nhận định sau chủng ngừa, tiêm thêm liều vaccine bổ sung hay nhiễm nCoV nhẹ đều giúp tăng cường miễn dịch.
"Đây là lý do tại sao thanh niên và người trưởng thành không bị bệnh. Khi còn nhỏ, họ đã mắc đi mắc lại một số bệnh nhiều lần", ông nói.
Nếu vượt qua giai đoạn nhiễm ncov đột phá mà không gặp nhiều tổn hại sức khỏe, hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn với biến thể mới. các nhà nghiên cứu cho biết việc nhiễm bệnh có cơ chế tương tự mũi vaccine bổ sung, tăng cường khả năng nhận biết và đẩy lùi virus.
Nghiên cứu chỉ ra rằng ở người hồi phục sau mắc Covid-19, dù mới tiêm một liều vaccine, mức kháng thể tăng vọt. Thông thường, các loại vaccine huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra một phần của nCoV. Nếu virus biến đổi trong tương lai, nhiều người vẫn dễ mắc bệnh. Việc tiếp xúc với virus sẽ mở rộng khả năng miễn dịch, tiến sĩ Mina giải thích.
Thông qua liều vaccine tăng cường hoặc các đợt nhiễm bệnh lặp đi lặp lại, cơ thể người dần quen thuộc với virus, đủ sức chống lại các phiên bản mới của nó trong tương lai.
"Song chúng ta chưa tiến đến giai đoạn đó", ông nói thêm.
Người dân bang Georgia được tiêm vaccine Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: NY Times
Thực tế, vaccine Covid-19 được tạo ra với mục đích chính là ngăn ngừa các ca nhập viện và Tu vong - hậu quả xấu nhất sau nhiễm nCoV. Chúng phần lớn bắt nguồn từ tổn thương phổi và các cơ quan khác. Vaccine tạo kháng thể trong máu, ngăn nCoV bám vào những cơ quan đó.
Song tình trạng lây nhiễm xảy ra ngay khi con người tiếp xúc virus qua mũi hoặc cổ họng. một số kháng thể do vaccine tạo ra có trong dịch mũi hoặc nước bọt, đủ để ngăn ngừa virus. tuy nhiên, delta là đối thủ khó khăn hơn.
Trong giai đoạn đầu quá trình mắc covid-19, khi khả năng lây nhiễm của người bệnh cao nhất, delta khiến lượng virus nhân lên gấp 1.000 lần so với biến thể khác. nó đánh bại miễn dịch ở mũi và cổ họng.
Jennifer Gommerman, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Toronto, cho biết: "Chỉ là có quá nhiều virus áp đảo hệ thống phòng thủ ban đầu".
Để ngăn ngừa cả tình trạng nhiễm nCoV và chuyển nặng, vaccine cần tạo kháng thể lâu dài trong máu và đường hô hấp trên. "Đây là yêu cầu thực sự cao", tiến sĩ Gommerman nói.
Hiện chưa rõ hiện tượng nhiễm ncov đột phá phổ biến đến đâu. hầu hết chuyên gia ước tính dựa trên số liệu trước khi delta thành chủng trội ở mỹ. đồng thời, có quá ít nghiên cứu trong nước để đánh giá tính chính xác.
"Tôi nghĩ nếu bắt đầu xét nghiệm ngẫu nhiên mọi người trên đường phố, ta sẽ thấy nhiều ca dương tính hơn", tiến sĩ Abraar Karan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Stanford, cho biết.
Một số chuyên gia tin rằng delta dễ gây nhiễm ncov đột phá hơn so với các biến thể trước đó. song dữ liệu gần đây vẫn cho thấy phần lớn ca nhập viện và Tu vong do covid-19 đều xảy ra ở người chưa tiêm chủng.
Người dân được xét nghiệm Covid-19 tại trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng Unidos En Salud, San Francisco. Ảnh: NY Times
Tiến sĩ Karan nhận định: "Về mặt dịch tễ học và lâm sàng, tôi chưa thấy bất cứ trường hợp nào thực sự nghiêm trọng ở người đã tiêm chủng đầy đủ, những người có khả năng miễn dịch. Tình trạng chung vẫn là người chưa tiêm đến khu hồi sức tích cực (ICU)".
Kể từ 2/8 đến 11/8, cdc báo cáo hơn 7.500 người nhiễm ncov đột phá phải nhập viện hoặc Tu vong. phân tích của new york times cho thấy trong 40 bang, người đã tiêm chủng chỉ chiếm dưới 5% số ca nhập viện, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số ca Tu vong.
Nhiễm nCoV đột phá không đủ đe dọa sức khoẻ những ai đã hoàn thành hai liều vaccine. Những người chưa chủng ngừa, bị suy yếu miễn dịch do tuổi tác hoặc bệnh nền xung quanh họ gặp rủi ro cao hơn.
Tuy nhiên, người đã tiêm vaccine vẫn mang lượng nCoV trong mũi và cổ họng bằng với người chưa tiêm, theo dữ liệu của CDC. Virus không tồn tại quá lâu. Nó sẽ sớm bị kháng thể và tế bào miễn dịch tiêu diệt. Song người bệnh có thể truyền virus cho cộng đồng từ rất sớm, trước cả khi biểu hiện triệu chứng. Như vậy, các ca nhiễm đột phá vẫn góp phần làm bùng dịch trong cộng, song ít hơn những người chưa được tiêm chủng.
Trong một số trường hợp, nhiễm ncov đột phá có thể dẫn đến triệu chứng dai dẳng, còn gọi là covid-19 kéo dài hay hội chứng hậu covid-19. người bệnh vẫn chịu tác động sức khoẻ dù đã âm tính và xuất viện nhiều tháng. một số người khỏi dần theo thời gian. song akiko iwasaki, chuyên gia miễn dịch đại học yale, cho biết: "có những người chẳng thể hồi phục hoàn toàn".
Có ít nghiên cứu về mức độ phổ biến, nghiêm trọng của triệu chứng kéo dài sau nhiễm nCoV đột phá. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng này rất hiếm. Trong nghiên cứu ở Israel, khoảng 7 trong số 36 người nhiễm bệnh đột phá có triệu chứng dai dẳng hơn 6 tuần.