Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều cha mẹ tại TP.HCM đưa con đi cầu cứu bác sĩ vì bàn tay, bàn chân xuất hiện các tổn thương lạ

Có trường hợp bị căn bệnh này nhưng cha mẹ lại lầm tưởng là bớt sắc tố vì bàn tay, bàn chân xuất hiện những nốt màu đen.

Ngày 23/9, ths. bs trần nguyên ánh tú, phó trưởng khoa thẩm mỹ da bv da liễu tp.hcm cho biết thời gian vừa qua khoa tiếp nhận một số trường hợp cha mẹ đưa trẻ đến khám vì xuất hiện các thương tổn nâu đen ở lòng bàn tay, lòng bàn chân tồn tại kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Do nghĩ đây là bớt sắc tố, nên gia đình đưa trẻ đến khoa Thẩm Mỹ Da với mong muốn xoá bằng laser.

Thậm chí có các trường hợp đã điều trị laser ở bên ngoài nhiều lần nhưng bệnh không giảm, các thương tổn ngày càng đậm và lan rộng.

Như trường hợp của một bé trai 5 tuổi, ngụ tp.hcm bị tổn thành vệt nâu đen ở lòng bàn tay. đưa đến bv, người mẹ nói với bác sĩ mong xóa bớt sắc tố bằng laser.

Thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ xác định bé nhiễm nấm đen lòng bàn tay chứ không phải bớt sắc tố. sau hơn hai tuần điều trị kháng nấm, các thương tổn nâu đen biến mất.

"nhiều trường hợp qua trao đổi, thăm khám, làm xét nghiệm kiểm tra, chúng tôi xác định bé bị nhiễm nấm đen lòng bàn tay, lòng bàn chân. với chẩn đoán và điều trị kháng nấm phù hợp, các thương tổn nâu đen này biến mất sau 2-3 tuần" - bác sĩ nói.

Theo bác sĩ tú, bệnh nấm đen do một loại nấm men tên là hortae werneckii gây ra. bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, biểu hiện bởi những dát màu nâu đen hình dạng không đều, giới hạn tương đối rõ, không kèm theo triệu chứng đau rát hay ngứa ngáy, ở một bên lòng bàn tay, cũng có thể gặp ở lòng bàn chân hoặc hiếm hơn ở cả hai bên.

Bệnh nấm đen không lây trực tiếp từ người sang người. thường có những yếu tố thuận lợi dễ nhiễm nấm hortae werneckii như tăng tiết mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân làm da luôn ẩm ướt hoặc khi sự toàn vẹn của da không còn do bị chấn thương hay mắc một số bệnh lý làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.

Nếu không điều trị, bệnh thường diễn tiến mạn tính, không tự hồi phục.

"khi phát hiện con em mình xuất hiện các thương tổn sắc tố trên da, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, phụ huynh hãy đưa các bé đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh làm thương tổn kéo dài" - bs ánh tú khuyên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhieu-cha-me-tai-tphcm-dua-con-di-cau-cuu-bac-si-vi-ban-tay-ban-chan-xuat-hien-cac-ton-thuong-la-20200923123649501.chn)

Tin cùng nội dung

  • Em bé 24 ngày tuổi đi ngoài 20 lần 1 ngày, phân màu vàng, hơi lỏng. Bm bé đi ngoài nhiều như vậy có nguy hiểm không, Mangyte ơi?
  • Hàng ngày vào buổi sáng tôi vẫn đi vệ sinh (đi cầu) bình thường, tắm rửa và ăn sáng. Sau khi ăn sáng xong khoảng 30 phút sau là lại mót đi tiếp.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị vàng da ở lòng bàn tay bàn chân, cách nay khoảng 5 tháng, em đi khám da liễu, BS nói em không bị bệnh gan mà là do sắc tố da, kêu em về kiêng ăn cà chua, cà rốt. Đến nay em không thấy càng vàng hơn nữa. Mangyte cho em hỏi vậy bây giờ em nên đến bệnh viện nào để điều trị? Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Nguyễn Thị Tươi - Tây Ninh)
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY