Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người

MangYTe - Dù đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm qua, nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế là các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì tình hình kinh tế phát triển vẫn không đồng đều, chất lượng dân số vẫn còn rất nhiều hạn chế…

Những chính sách quan trọng trong công tác dân số đối với các dân tộc thiểu số

Hiện nay nước ta có 16 dân tộc thiểu số (dtts) có số dân dưới 10 nghìn người gồm: si la, ơ đu, brâu, rơ măm, pu péo, cống, mảng, bố y, lô lô, cờ lao, ngái, lự, pà thẻn, chứt, la ha, la hủ. đây là những dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn, có nguy cơ ngày càng tụt hậu trong quá trình phát triển.

Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc dưới 10 nghìn người là yêu cầu cấp bách hiện nay. rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững vùng dtts, gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc là những hạn chế về chất lượng dân số thấp. nhiều nghiên cứu cho thấy các chỉ số đáng quan ngại trong bức tranh thực trạng dân số của 16 dtts rất ít người.

Nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người - Ảnh 1.

Một góc bản Hà Xi, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, Lai Châu


Nghị quyết số 21-nq/tw ngày 25/10/2017 của hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương đảng khóa xii về công tác dân số trong tình hình mới nêu rõ: "dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. công tác dân số là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân… đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển". một trong những mục tiêu của nghị quyết số 21 đề ra về công tác dân số trong tình hình mới là: "bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người".

Tiếp đó, ngày 31/12/2017, chính phủ có nghị quyết số 137/nq-cp giao ủy ban dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình thủ tướng chính phủ ban hành đề án bảo vệ và phát triển các dtts, đặc biệt dân tộc dưới 10 nghìn người theo hướng đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng giữa các dân tộc.

Mới đây, ngày 10/4/2020, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 499/qđ-ttg phê duyệt chương trình "bảo vệ và phát triển các dtts rất ít người giai đoạn 2021 - 2030". theo chương trình này, 16 dtts rất ít người sinh sống tập trung trên địa bàn 12 tỉnh (cao bằng, hà giang, lào cai, yên bái, tuyên quang, lai châu, điện biên, sơn la, nghệ an, hà tĩnh, quảng bình, kon tum) sẽ được hỗ trợ để nâng cao chất lượng dân số.

Mục tiêu được đề ra trong quyết định số 499 là: "hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng, nhằm đạt được mức sinh thay thế, giảm mạnh tỷ lệ Tu vong mẹ và trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc".

Nguyên nhân chất lượng dân số thấp ở các DTTS

Nghị quyết số 21 cũng đã chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dân số của đồng bào các dtts còn thấp đó là: "tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người".

Nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người - Ảnh 2.

Tảo hôn, hôn nhân cận huyết là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng dân số thấp.


Hôn nhân cận huyết cùng với mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dân số của một số dtts rất ít người. thậm chí, nhiều cộng đồng dtts rất ít người còn sống biệt lập, ít kết hôn khác tộc người, hôn nhân được lựa chọn là cùng tộc và cùng trong cộng đồng nên dẫn tới tảo hôn và hôn nhân cận huyết khá phổ biến.

Tình trạng tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ ch*t do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc ch*t non hơn những đứa trẻ khác.

Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi. phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em.

Trong khi đó, hôn nhân cận huyết làm suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi (như bệnh tan máu bẩm sinh có thể làm trẻ bị biến dạng xương mặt, bụng phình to, nguy cơ Tu vong rất cao; sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá…) mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời. ngoài ra, hôn nhân cận huyết còn ảnh hưởng không tốt đến văn hóa, đạo đức gia đình, phá vỡ và làm xói mòn giá trị truyền thống văn hóa gia đình tốt đẹp của dân tộc ta.

Có thể khẳng định, cùng với nghèo đói, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết góp phần đẩy cao tỷ lệ suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, tăng tỷ lệ bệnh tật do kết hợp các gen mang lại, gây suy thoái chất lượng giống nòi, giảm chất lượng nguồn nhân lực. các rủi ro, hậu quả sức khỏe và chất lượng giống nòi chính là hậu quả lớn nhất, đáng cảnh báo nhất của vấn đề chất lượng dân số các dtts rất ít người.

Do đó, thúc đẩy phát triển dân số các dân tộc thiểu số rất ít người sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; bù đắp thiếu hụt lao động; góp phần kích thích tiêu dùng xã hội. bên cạnh đó, việc phát triển về số lượng dân trong mỗi dân tộc rất ít người, đồng thời còn phát triển cả về chất lượng dân số sẽ giúp tránh nguy cơ mất thành phần một số dân tộc thiểu số rất ít người, tạo ra năng lực phát triển để đồng bào các dân tộc thực hiện quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng với các dân tộc khác và nhanh chóng hòa nhập với sự phát triển của đất nước. do vậy, ưu tiên đầu tư phát triển vùng đồng bào dtts rất ít người là vấn đề rất quan trọng, không chỉ trước mắt mà phải là chiến lược lâu dài.

Nguyễn Hằng

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nhieu-chinh-sach-quan-trong-de-bao-ve-va-phat-trien-cac-dan-toc-thieu-so-duoi-10000-nguoi-20201220225707373.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY