Giảm cân hôm nay

Nhịn ăn giảm cân gây suy nhược cơ thể, tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Nhịn ăn giảm cân là một phương pháp sai lầm mà chị em không hề hay biết. Nhịn ăn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hoạt động của cơ thể một cách đột ngột rất có hại cho sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.

1. Phương pháp nhịn ăn giảm cân có thể gây hạ đường huyết

Đường huyết là nồng độ glucose trong máu và được sản xuất nhờ quá trình phân hủy carbohydrate trong thức ăn (carbohydrate chỉ có trong thức ăn, cơ thể không tự sản xuất).

Vì vậy, nếu nhịn ăn lượng đường trong máu giảm sẽ khiến bạn bị hạ đường huyết, cảm thấy chóng mặt, mất cân bằng, rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Nhịn ăn giảm cân khiến cơ thể béo nhanh sau khi ăn lại

Khi thường xuyên đói, cơ thể sẽ thực hiện tự điều chỉnh quá trình trao đổi chất và lưu trữ chất béo để tích trữ và duy trì nguồn năng lượng hạn chế cho cơ thể trong thời gian dài nhất. Đây là phản ứng sinh tồn tự nhiên của cơ thể.

3. Nhịn ăn giảm cân tóc yếu, nhanh rụng, da khô

Chế độ ăn uống không được bổ sung đủ vào cơ thể cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mái tóc của bạn.

Nguồn thức ăn bạn nạp vào mỗi ngày chính là lượng Protein cần thiết để nuôi dưỡng tóc nên nếu nhịn ăn thì tóc trở nên yếu hơn, dễ gãy rụng, mỏng đi rõ rệt, làn da của bạn cũng sẽ bị khô nứt, da sạm đi vì không đủ chất dinh dưỡng.

4. Suy giảm trí nhớ do nhịn ăn giảm cân

Bạn có biết rằng, chất béo chính là nguồn năng lượng thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Thế nên, việc nhịn ăn để giảm cân khiến cơ thể không có đủ chất béo và dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ với biểu hiện rõ ràng nhất là chứng hay quên xuất hiện.

5. Thường xuyên bỏ bữa, nhịn ăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa

Khi ăn, cơ thể sẽ tiết ra các enzym để tiêu hóa thức ăn: enzyme maltase, amylase,… giúp tiêu hóa tinh bột; men pepsin giúp tiêu hóa protein; lipase là những enzym giúp tiêu hóa chất béo; Cellulase, Hemixenlulaza, Phytase, Beta - Glucanase... là các enzym giúp tiêu hóa chất xơ không hóa tan;…

6. Mắc bệnh tiểu đường

Việc ăn kiêng bằng cách bỏ hẳn bữa tối thường xuyên cũng khiến bạn gặp phải tình trạng rối loạn hoạt động của insulin trong cơ thể, từ đó khiến quá trình hấp thụ thức ăn gặp trở ngại, đồng thời còn làm tăng lượng đường trong máu.

Điều này vô tình gây tổn thương tới các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu, từ đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường về sau.

7. Hơi thở có mùi

Nếu cơ thể không được nhận đủ carbs cần thiết thì nó sẽ không tái tạo năng lượng và khiến cơ thể rơi vào trạng thái nhiễm keton, sản sinh thêm các hợp chất keton, gây mùi hôi hơi thở. Đặc biệt, nếu bạn nhịn ăn sáng thì bạn sẽ thấy hơi thở có mùi xuất hiện vào buổi trưa.

Thu Hương

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/giam-beo/nhin-an-giam-can-gay-suy-nhuoc-co-the-tiem-an-nhieu-benh-nguy-hiem-26380/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY