Nho khô là nguồn cung cấp các chất chỗng oxy hóa và các dưỡng chất thực vật dồi dào, giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính như các bệnh tim mạch hay đột quỵ. Dựa theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, ăn nho khô thường xuyên hỗ trợ giảm huyết áp.
Nho khô được cho là một loại snack lành mạnh đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu đã cho rằng tiêu thụ nho khô làm giảm lượng đường glucose 23% sau bữa ăn và giảm huyết áp.
Các chất chống oxy hóa có trong nho khô ngăn chặn các gốc tự do làm tổn thương tế bào. Các gốc tự do gây ra sự phát triển của tế bào ung thư, đó là lí do giải thích vì sao ăn nho khô có thể phòng chống ung thư.
Nho khô chứa chất xơ ăn kiêng có tác dụng nhuận trang trên dạ dày và làm giảm táo bón. Thường xuyên tiêu thụ nho khô hỗ trợ cử động của ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Nho khô chứa chất dinh dưỡng thực vật, có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp trí dinh dưỡng Journal of Nutritiion nói rằng, chất dinh dưỡng thực vật có trong nho khô hỗ trợ sức khỏe của răng và lợi bằng cách chống lại vi khuẩn trong miệng và làm giảm nguy cơ mắc sâu răng.
Nho khô chứa canxi, cũng là chất cần thiết để có bộ xương và hàm răng khỏe mạnh. Phụ nữ hậu mãn kinh nên ăn nhiều nho khô để phòng ngừa sự phát triển của loãng xương.
Nho khô chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi thiệt hại do gốc tự do. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc rối loạn thị giác, như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.
Chứa các khoáng chất như sắt, đồng, kali và magie giúp làm cân bằng lượng axit trong dạ dày. Nếu lượng axit tăng cao, hãy ăn nho khô để làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn.
Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa và các dinh dưỡng quan trọng trong nho khô ví dụ như kẽm và vitamin C giúp tế bào da trẻ và làm chậm quá trình lão hóa da. Ngoài ra, nho khô còn chứa resveratrol, một chất giúp giữ cho da khỏe mạnh. Loại quả khô này còn bảo vệ da khỏi nắng mặt trời.
Hầu như không có bất kì rủi ro nào khi ăn nho khô. Những người đang có ý định giảm cân nên tránh ăn nho khô với số lượng lớn. Ngoài ra, nho khô có chứa chất xơ, do đó, ăn quá nhiều có thể gây đầy hơi, tiêu chảy và co thắt dạ dày.
Chủ đề liên quan:
bệnh tim mạch không ngờ Khuê Trần lợi ích lợi ích sức khỏe nho khô sức khỏe sức khỏe tim mạch