Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Những biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ cha mẹ phải biết

Chậm phát triển trí tuệ đôi khi không đơn thuần là trẻ kém thông minh một chút so với những đứa trẻ khác.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm vận động tinh thô: Chậm lẫy, bò, ngồi, đứng, đi bộ, vận động tay chân lóng ngóng.

Học tập và phát triển chậm hơn các trẻ khác cùng độ tuổi.

Không có sự tò mò hay thể hiện sự quan tâm đến môi trường sống xung quanh.

Gặp khó khăn trong việc học hỏi hay tiếp thu những thông tin mới mặc dù đã được nhắc nhở lặp lại nhiều lần.

Khó học, thực hành các kỹ năng mới đã được dạy.

Khó khăn với cách giải quyết vấn đề hoặc suy nghĩ logic

Có vấn đề về ghi nhớ mọi thứ

Khó khăn khi nói chuyện, giao tiếp với người khác

Không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như mặc quần áo hoặc đi vệ sinh mà không cần sự trợ giúp

Gặp rắc rối với công việc học tập ở trường

Vấn đề hành vi quá mức như bốc đồng, dễ bị kích động bởi những thứ nhỏ nhặt, và có thể có những hành vi lặp lại.

Đối với những trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng, trẻ có thể kèm theo các biểu hiện sau như co giật, các vấn đề về thị lực, thính lực và rối loạn tâm thần.

Thông thường sự chậm trễ trong hoạt động vận động, khả năng ngôn ngữ và các mốc xã hội có thể được xác định trong vòng hai năm đầu đời của trẻ nếu trẻ có những biểu hiện rõ nét. tuy nhiên với những trẻ biểu hiện ở mức độ nhẹ có thể không phát hiện ra cho đến khi trẻ đến tuổi đi học, khi những thách thức với việc học tập trở nên rõ ràng.

Cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách nhất mà cha mẹ nên tham khảo.

Gửi trẻ ở trường đặc biệt

Tại các trường đặc biệt, trẻ sẽ được các chuyên gia sức khỏe tâm trí đánh giá đúng mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ và có những hướng dẫn can thiệp đặc biệt. phần lớn những trẻ được gửi vào trường là những trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, không đủ khả năng làm những việc thông thường mà ở tuổi của trẻ đã có thể làm được.

Giáo viên dạy trẻ chậm phát triển thường được cho rằng phải có đầy đủ các yếu tố như: kiên trì, nhiệt huyết với trẻ, có tri thức chuyên môn cứng cỏi; bàn tay khéo léo để vận dụng thực tế và cải tạo môi trường.

Các phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển ở các trường đặc biệt bao gồm: phương pháp làm mẫu, phương pháp dùng lời đàm thoại, phương pháp nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phương pháp động viên khuyến khích, cho trẻ thực hành trong thực tế, phương pháp chăm sóc cá biệt, phối hợp nhiều phương pháp tác động lên nhiều giác quan của trẻ…

Điều cha mẹ nên làm khi nuôi dạy trẻ chậm phát triển

Khi trẻ chậm phát triển, dù ở mức độ nào đi chăng nữa, vai trò của cha mẹ luôn được đặt lên hàng đầu trong việc chữa trị.

– chấp nhận thực tế và hỗ trợ, trợ giúp con trong hành trình đầy gian lao này. hãy tin tưởng rằng trẻ sẽ vượt qua được và dù chậm phát triển nhưng trẻ vẫn có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời.

– Đồng hành cùng con trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt ăn uống, vệ sinh thân thể…

– hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.

– trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, cha mẹ có thể chia nhỏ ra thành từng bước để trẻ kịp tiếp thu.

Cha mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ bởi trẻ chậm phát triển thường tiếp thu không nhanh nhẹn như trẻ bình thường. chẳng hạn, khi dạy trẻ đánh răng, cha mẹ có thể chia thành các bước: lấy bàn chải, nặn kem đánh răng, đánh bên nào trước, vệ sinh lưỡi ra sao…

– khi trẻ làm tốt một việc gì, cha mẹ đừng bao giờ quên khen ngợi và khuyến khích trẻ – kể cả đó là việc vô cùng nhỏ.

– gần gũi nói chuyện và chơi cùng trẻ. có thể trẻ sẽ không hiểu điều cha mẹ nói nhưng sẽ cảm nhận được tình thương từ cha mẹ.

Cha mẹ nên đọc truyện cho trẻ, kể chuyện hàng ngày cho trẻ nghe, bày ra các trò chơi và cùng chơi với trẻ, khuyến khích vận động thể chất và cả trí tuệ…

– cho trẻ giao tiếp xã hội nhiều: gặp gỡ người lớn và học cách chào, chơi cùng các bé khác… đồng thời, cha mẹ đừng quên dạy trẻ cách ứng xử với người khác giới. khi dạy trẻ những điều này tất nhiên không hề dễ chút nào, cha mẹ cần sự kiên trì rất lớn.

Theo Phương Vũ/ Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/bai-hoc-lam-me-109/nhung-bieu-hien-tre-cham-phat-trien-tri-tue-cha-me-phai-biet-347439)

Tin cùng nội dung

  • Có rất nhiều người cho rằng thận hư chỉ có ở đàn ông nhưng theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng.
  • Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Vậy khi nước tiểu có màu đục là biểu hiện của bệnh gì?
  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) là một khiếm khuyết của sự phát triển trí não.Trẻ có hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, hạn chế về kỹ năng thích ứng và khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Có một điều thú vị cha mẹ nên biết, tuổi lên 2 chính là “tuổi nói không” ở trẻ và nếu biết cách sẽ không những khắc phục được sự ương bướng ở con mà còn là cơ hội rất tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách.
  • Sa sút trí tuệ là căn bệnh gồm nhiều triệu chứng khác nhau, ảnh hưởng đến trí tuệ và năng lực xã hội. Giảm trí nhớ rất hay gặp trong sa sút trí tuệ
  • Nhà mỗi cậu quý tử độc đinh, từ nhỏ tới lớn cậu muốn gì cha mẹ chiều nấy, còn mỗi vớt trăng dưới nước, hái sao trên trời là cậu chưa được toại nguyện.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY