Khoa học hôm nay

Những cơ chế phòng thủ kỳ lạ nhất của các loài động vật (phần 2)

Dưới đây là những cơ chế tự vệ vô cùng độc đáo của các loài động vật trong tự nhiên.

Cá Hagfish có thể tiết ra một chất mà khi pha với nước sẽ lan rộng và làm những con cá khác nghẹt thở nếu tiến lại gần nó.

Kền kền cổ đỏ thường nôn ra mọi thứ trong dạ dày khi nó cảm thấy bị đe dọa. Những thứ này không chỉ có mùi kinh khủng giúp nó trốn thoát mà còn giúp cơ thể nó nhẹ hơn để bay nhanh hơn.

Bạch tuộc có thể khiến cho bản thân vô hình trước một số kẻ săn mồi cũng như bắt con mồi bằng việc xác định bóng của chúng hoặc sử dụng phát quang sinh học. Nó có thể đổi màu để trông gần như biến mất.

Kỳ nhông Iberia có thể đẩy ra ngoài xương của nó để sử dụng như một vũ khí khi gặp nguy hiểm. Phần xương này có chứa chất độc có thể giết chết những kẻ săn mồi.

Ếch lông cũng có thể sử dụng xương ngón tay như một vũ khí khi cần thiết. Các nhà khoa học tin rằng sau khi được sử dụng, những xương này sẽ rút về bên trong các chi của ếch khi nó thả lỏng.

Cũng giống như các loài chim khác, hải âu Fulmar phương Bắc nôn ra chất lỏng màu cam có mùi để khiến con mồi dính vào và khó thoát ra.

Bọ cánh cứng màu lửa sẽ phun chất độc nóng như nước sôi từ hậu môn vào kẻ săn mồi khi gặp nguy hiểm.

Đối với sâu bướm Elephant Hawk Moth, cơ chế phòng thủ của nó là tự biến mình thành rắn. Nó có thể điều chỉnh cơ thể để trông giống một trong những loài động vật đáng sợ nhất thế giới.

Cá voi Pygmy tiết ra các chất từ hậu môn và khi pha với nước sẽ tạo thành một đám mây khổng lồ bảo vệ nó khỏi những kẻ săn mồi.

Cu li có tuyến nọc độc ở mặt trong hai khuỷu chân phía trước. Cu li dùng miệng liếm nọc độc từ tuyến nọc, sau đó chải lông. Nọc độc tiết ra kết hợp với nước bọt và gây nhiễm độc thông qua nhát cắn tự vệ. Khi bị đe dọa, cu li sẽ dơ hai chân trước lên che đầu, vừa có tác dụng bôi nọc độc lên da đầu, vừa giúp con vật liếm thêm nọc độc từ chân.

Nếu đang bị truy đuổi ở tốc độ cao, nhím Cape sẽ đột ngột dừng lại khiến kẻ săn mồi lao vào những chiếc lông sắc nhọn của nó.

Theo Kiều Anh/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/nhung-co-che-phong-thu-ky-la-nhat-cua-cac-loai-dong-vat-phan-2-post1021631.vov

Theo Kiều Anh/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-co-che-phong-thu-ky-la-nhat-cua-cac-loai-dong-vat-phan-2/20230624015139702)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY