Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Những cơ quan bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đái tháo đường

Đái tháo đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nó không chỉ làm suy giảm sức khỏe mà khi bị biến chứng còn gây ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể, gây hậu quả nghiêm trọng.

Bộ phận nào bị ảnh hưởng?

Tim mạch: Bệnh đái tháo đường và tim mạch có liên quan chặt chẽ đến nhau. Đường huyết trong máu cao làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và bệnh mạch vành.

Mắt: Khi bị đái tháo đường mắt cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều, bởi đường huyết tăng cao trong khoảng một thời gian dài sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở võng mạc bị tổn thương. Bên cạnh đó, sự thay đổi của tĩnh mạch làm cho thành mạch dày và giòn hơn nên dễ vỡ, giảm chức năng cung cấp máu cho võng mạc khiến mắt mờ đi. Nguy cơ bị mù lòa cao, nếu không có biện pháp điều trị tốt.

Thận: Khi lượng đường máu tăng cao khiến cho thận phải làm việc nhiều hơn và làm tổn thương những mạch máu nhỏ trong nephron làm chức năng thận dần suy giảm, nếu tình trạng này kéo dài sẽ hủy hoại chức năng của thận, dẫn tới suy thận.

Hệ tiêu hóa: Có khoảng 50% bệnh nhân bị đái tháo đường có các rắc rối liên quan tới tiêu hóa. Các triệu chứng người bệnh thường gặp đó là ăn không ngon, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần nhưng phân lại bị táo. Ngoài ra, việc sử dụng Thu*c cũng khiến cho bệnh nhân dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

Da: Lượng đường trong máu cao, dẫn tới dây thần kinh và hệ tuần hoàn làm da trở nên khô, ngứa, vết thương khó lành hơn, trường hợp không được điều trị sớm có thể dẫn đến hoại tử. Đặc biệt, lượng đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển trên da.

Phòng ngừa biến chứng

Bệnh nhân có thể ngăn chặn biến chứng và bảo vệ những cơ quan khác trong cơ thể bằng cách dùng Thu*c đều đặn để duy trì đường huyết ổn định, có chế độ ăn uống luyện tập hợp lý, tránh hút Thu*c, uống rượu để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra đường huyết bằng máy đo đường huyết tại nhà.

TS. Đỗ Tùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-co-quan-bi-anh-huong-nghiem-trong-do-dai-thao-duong-n146606.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY