Sức khỏe hôm nay

Những dạng đau thường gặp trong 9 tháng thai kỳ

Những hiện tượng “nhanh đến, chóng đi” sau khi mẹ bầu vượt cạn. tuy nhiên, chị em cũng cần biết để phòng ngừa, giảm thiểu.

Đau răng lợi

Theo nghiên cứu của Trung tâm nha khoa New York Mỹ (DDS), đau răng lợi là một trong những hiện tượng lạ xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là hiện tượng sưng lợi. Nguyên nhân là do hai loại hoóc-môn là progesterone và estrogen trong máu tăng. Do sưng lợi nên nướu răng có thể tấy đỏ, ứ máu gây sâu răng, gây chảy máu khi đánh răng. Nếu không phải do đánh răng mà chảy máu thì nên đi khám bác sĩ. Rất có thể mắc bệnh viêm lợi, viêm nướu răng và bệnh viêm màng xương răng (periodontis). Đây là căn bệnh ảnh hưởng đến dây chằng xung quanh xương răng, dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ sinh non và nhẹ cân, bệnh rụng răng, đột quỵ và nhiều dấu hiệu không thể bỏ qua khác.

Vì lý do trên, giới chuyên môn khuyến cáo giai đoạn mang thai nên bảo vệ răng lợi tốt, nên đi khám bác sĩ nha khoa 2 lần. Nếu viêm màng xương răng, bác sĩ có thể dùng Thu*c diệt khuẩn rửa miệng và cho những khuyến cáo phòng ngừa, khắc phục cần thiết.

Phình tĩnh mạch

Khi bào thai phát triển, nhu cầu cung cấp máu rất lớn, trung bình từ tuần thứ 20 trở ra lượng máu tuần hoàn cung cấp đến cho bào thai tăng khoảng 50%. Để đáp ứng nhu cầu này buộc hệ thống tĩnh mạch phải nong rộng và phát triển, nên càng vào cuối giai đoạn mang thai mạch máu ở đùi, tay, bàn chân lại càng lộ rõ và kèm theo hiện tượng đau, khó chịu. Cho đến nay chưa có phương pháp nào khắc phục được tình trạng trên, tuy nhiên để giảm sưng thì nên thường xuyên vận động, nâng cao chân lên. Ở thể nặng người ta có thể dùng các loại băng thể thao cũng có thể làm giảm bệnh.

Cũng có trường hợp các tĩnh mạch phát triển, xuất hiện tình trạng lồi trĩ, nguyên do áp lực của tĩnh mạch tác động, do trọng lượng cơ thể, đặc biệt là bào thai lớn dần, phát sinh cả bệnh táo bón, khó chịu. Để khắc phục, có thể dùng kem chống viêm, tắm nước nóng và các biện pháp theo khuyến cáo của chuyên môn.

Da sạm và phù chân

Một trong những sự cố không mong muốn trong giai đoạn thai kỳ là da thô xạm, trứng cá, nhạy ánh sáng mặt trời, đầu vú đen…, tóm lại là những sự cố làm cho da trở nên xấu xí. Nguyên nhân là do hoóc-môn biến động. Không nên lo lắng, sau khi sinh những hiện tượng trên sẽ mất. Tuy nhiên để giảm bệnh, trước khi ra ánh nắng mặt trời nên mang nón mũ, mạng che để tránh tia cực tím gây hại da, sử dụng kem chống nắng, ăn uống đủ chất, khi dùng các loại kem chống nắng, mỹ phẩm nên sử dụng loại có chất lượng tốt tư vấn bác sĩ cẩn thận để tránh phản ứng bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe em bé sau này.

Ngoài ra, khi mang thai bàn chân và mắt cá có thể bị phù. Hiện tượng này là do hoóc-môn relaxin gây ra và cũng là căn bệnh tạm đến không đáng ngại, tự nó sẽ mất sau sinh.

Đau bụng và những cơn co thắt

Sau khi mang thai được khoảng 12 tuần, sản phụ thường xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội ở một bên dạ dày, rất có thể là chửa ngoài dạ con (hiện tượng trứng cấy vào ống dẫn trứng thay vì nằm trong tử cung). Nếu ở cuối giai đoạn mang thai thì nên đi khám ngay bởi đây là dấu hiệu của bệnh viêm ruột thừa.

Cuối giai đoạn thai kỳ nếu ra quá nhiều nước thì có thể nước ối vỡ và phải đưa đi viện ngay. Hiện tượng ra nhiều nước vào bất kỳ lúc nào trước tuần thứ 37 cần đưa sản phụ vào viện, vì đây là dấu hiệu ối vỡ, sinh non. Ngoài ra, xuất hiện những cơn co thắt cũng là dấu hiệu sinh non, nhất là ở giai đoạn từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 36.

Chảy máu *m đ*o

Trong giai đoạn thai kỳ nếu *m đ*o chảy máu thì không nên xem thường. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 nếu chảy máu thì rất có thể là rau thai có vấn đề (rau tiền đạo). Bác sĩ có thể siêu âm chẩn đoán. Hiện tượng này không đáng lo, chảy máu không có nghĩa là đã bị sảy thai.

Đau đầu

Trong 3 tháng mang thai đầu tiên nếu đau đầu dữ dội hoặc thường xuyên bị đau nửa đầu thì không có đáng lo. Đau đầu có thể kèm theo hiện tượng xưng tấy một số bộ phận cơ thể, nhất là ở bàn chân và mắt cá, đây là hiện tượng do hoóc-môn thay đổi làm cho cơ thể giữ nước. Trường hợp tự nhiên đau đầu dữ dội, nhất là giai đoạn từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 9 kèm thay hiện tượng mặt và tay xưng to, mắt mờ không tự khỏi thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật (bệnh cao huyết áp do mang thai). Nên đi khám và tư vấn bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đầy hơi, chướng bụng

Do hoóc-môn progesterone tăng đột biến khi mang thai nên phát sinh ra nhiều bệnh liên quan đến dạ dày, ruột và hệ luỵ gây chướng bụng, táo bón. Ngoài ra do sử dụng một số loại dưỡng chất không đúng cũng có thể làm cho việc chuyển hóa thức ăn gặp khó khăn, đặc biệt là sử dụng các loại vitamin trước khi sinh.

Giải pháp: nên sử dụng nhóm vitamin không chứa sắt, bởi sắt là thủ phạm gây táo bón thai kỳ. Nên uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả, thực phẩm nguyên chất ít qua chế biến. Ngoài ra cũng có thể tư vấn bác sĩ sử dụng các loại Thu*c bổ giàu chất xơ để giúp cho cơ thể xử lý thức ăn tốt, tránh dùng Thu*c nhuận tràng, làm tăng các quá trình xử lý bất thường của hệ tiêu hóa và gây mất nước, ảnh hưởng quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.

DS. TRANG NHUNG

(Theo Parents.com- 3/2017)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-dang-dau-thuong-gap-trong-9-thang-thai-ky-n130878.html)

Chủ đề liên quan:

cơn đau mang thai thai kỳ

Tin cùng nội dung

  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY