Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Những dấu hiệu cho thấy tim làm việc không tốt

Suy tim là một chứng bệnh phổ biến trên thế giới. Vậy tại sao nó xảy ra và “trị” nó như thế nào?

Suy tim là gì?

Công việc của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Tim co bóp để 1 lượng máu được đẩy qua mỗi lần tim đập.

Nếu bị suy tim, sự bơm máu này sẽ ít hiệu quả và không thể đẩy được hết lượng máu cần phải đi qua tim mỗi lần co bóp.

Điều này không có nghĩa rằng tim bạn ngừng đập. Chỉ là rằng nó không hoạt động tốt như đáng ra nó phải vậy thôi.

Nguyên nhân do đâu?

Nhiều thứ ảnh hưởng đến chứng năng co bóp của tim nhưng thường gặp nhất là sau một đợt nhồi máu cơ tim.

Bởi vì một số cơ tim bị ch*t sau cơn nhồi máu cơ tim khiến cho sức co bóp đẩy máu của tim bị giảm.

Triệu chứng như thế nào?

Thở nhanh, thở dốc là biểu hiện rất quan trọng và điều này diễn ra khi luyện tập hay nằm xuống.

Triệu chứng thứ 2 có tính quyết dịnh là chất dịch tập trung ở 1 số vùng trong cơ thể gây sưng mắt cá chân và chân.

Các triệu chứng khác gồm mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh.

Chẩn đoán như thế nào?

Có 2 xét nghiệm có thể giúp đưa ra chẩn đoán chính xác. Đầu tiên là xét nghiệm máu tìm chất natriuretic peptide.

Nếu kết quả dương tính thì đó là dấu hiệu cho thấy rất có khả năng bị suy tim và các bác sĩ cho làm tiếp điện tâm đồ để kiểm tra chức năng bơm máu của tim.

Điều trị ra sao?

Bởi vì suy tim là hậu quả của 1 bệnh khác, chẳng hạn như huyết áp cao nên tinh thần lạc quan sẽ đóng vai trò quyết định.

Ngoài ra, việc uống Thu*c cũng cần được duy trì đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

AloBacsi.vnTheo Phương Uyên - Dân trí/Dailymail

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dau-hieu-cho-thay-tim-lam-viec-khong-tot-n16618.html)

Tin cùng nội dung

  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY