Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những đêm trắng nhọc nhằn của tài xế chở FO, F1 ở CDC Quảng Bình

MangYTe - Cũng là lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, họ góp phần quan trọng để công tác phòng chống dịch được triển khai nhanh chóng hiệu quả. Những tài xế chở F0, F1 vẫn thầm lặng cống hiến cho công việc ý nghĩa của mình dù ít được nhắc đến, ít được ngợi ca.

Từ khi quảng bình có ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng, đến nay đã có hơn 1 ngàn ca nhiễm mới được nghi nhận, cùng với đó là hàng ngàn f1 và các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan khác. để đưa những trường hợp f0 và f1 đi điều trị, cách li kịp thời các tài xế xe cứu thương đã tất bật suốt ngày đêm chỉ những phút chợp mắt ngắn.

Anh Trần Xuân Vĩ cùng “Bạn đồng hành” là chiếc xe cứu thương thực hiện các cuộc chuyển F.

Chia sẻ với pv về những hành trình ý nghĩa đó, anh trần xuân vĩ (sn 1985) lái xe tại trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) tỉnh quảng bình cho biết từ khi dịch covid-19 bùng phát tại quảng bình, anh cũng không nhớ nổi mình đã chở bao nhiêu ca f0, f1 đến khu điều trị, cách ly tập trung. cứ hễ có thông báo là anh cùng "đồng đội" lại lên đường thực hiện nhiệm vụ.

Đã hơn 1 tháng nay anh Vĩ luôn túc trực tại cơ quan để sẵn sàng đưa cán bộ, nhân viên y tế đi lấy mẫu bệnh phẩm, truy vết, chuyển các F tới khu cách ly, điều trị. Cũng chừng đó thời gian anh phải xa người vợ mới sinh cùng 2 con nhỏ.

"Từ ngày 21/7, mình ở lại cơ quan sau những lần làm nhiệm vụ, để khi có nhiệm vụ mới là đi ngay. Mặt khác cũng là để phòng tránh cho người thân trong gia đình, bởi mình thường xuyên tiếp xúc với các ca bệnh. Vợ mới sinh 3 tháng đành nhờ ngoại chăm vì nội ở xa, dịch không vào được. Nhớ vợ và 2 con lắm, lúc rảnh rỗi là gọi ngay về nhà", anh Vĩ cho biết.

Bất kể thời tiết, những chuyến xe chuyển F vẫn miệt mài lăn bánh, thực hiện nhiệm vụ.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, trong những hành trình chuyển F anh và đồng nghiệp luôn phải trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ. Bởi đón những người F0, F1 đi điều trị, cách ly không phải là những cuộc đưa đón bình thường mà những tài xế luôn đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao.

Những ngày quảng bình nắng nóng, trong cabin xe cấp cứu nóng hầm hập, khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, trên gương mặt tài xế chuyển f nhễ nhại mồ hôi.

"Có nóng quá, mồ hôi có chảy cay mắt, nhòe mắt cũng phải chịu chứ đưa tay hay vật gì lau mặt thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Phải đợi đến khi hoàn thành nhiệm vụ, sát khuẩn rồi mới lau được mồ hôi để đảm bảo an toàn", anh Vĩ chia sẻ.

Những lần trắng đêm thực hiện nhiệm vụ của anh Vĩ.

Nói thêm về công việc của mình anh Vĩ cho biết, công việc thất thường về thời gian, khi nào có thông tin về ca mắc mới hay F1 cần vận chuyển là lại lên đường đi ngay. Thời gian ngồi trước vô lăng dường như nhiều hơn là thời gian nghỉ ngơi. Có nhiều lần anh và đồng nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ xuyên đêm. Cứ tận dụng được thời gian ngắn nào để nghỉ ngơi là họ tận dụng để đảm bảo sức khỏe thực hiện tốt nhiệm vụ.

Trong những lần chuyển F đó, những tài xế như anh Vĩ ngoài đối mặt với nguy hiểm cũng phải đối mặt với những tình huống tréo ngoe mà dịch bệnh gây ra. Nhiều F0, F1 đủ mọi lứa tuổi tỏ ra hoảng sợ khi phát hiện mình bị bệnh, có nguy cơ cao mắc bệnh. Anh vẫn nhớ gương mặt thất thần, hoảng hốt của nhiều bệnh nhân.

Trong cabin xe cấp cứu nóng hầm hập, khoác trên mình bộ đồ bảo hộ kín mít, trên gương mặt tài xế chuyển F nhễ nhại mồ hôi.

Câu chuyện anh Vĩ nhớ nhất là lần đón một F0 6 tuổi đi điều trị. Thân hình bé nhỏ trong bộ đồ bảo hộ rộng thùng thình. Khi được hướng dẫn cháu nhỏ ngoan ngoãn bước lên xe. Vì thương con, người mẹ là F1 khóc nấc khi con phải đi điều trị mà không có mẹ, thấy thế cháu nhỏ cũng khóc nấc lên. Khi ấy khóe mắt của anh Vĩ cũng cay xè.

"Khi thấy cháu nhỏ khóc mắt mình cũng cay, vì mình cũng có con nhỏ, hiểu được cảm giác lo lắng của người làm cha, làm mẹ và thương cháu còn nhỏ mà phải xa cha mẹ đi một nơi xa lạ điều trị bệnh", anh Vĩ tâm sự.

Rồi có những bệnh nhân mắc covid-19 sức khỏe không được tốt, việc lên xuống xe cứu thương gặp khó khăn, biết có nguy hiểm nhưng anh vĩ vẫn sẵn sàng hỗ trợ họ lên xe.

"Tiếp xúc quá gần bệnh nhân cũng sợ, nhưng mình trang bị đủ các trang thiết bị phòng dịch nên cũng an tâm giúp đỡ người bệnh", anh Vĩ nói.

Những đồng đội của anh Vĩ trong Tổ vận chuyển F.

Thời gian gần đây anh vĩ đã có thêm 3 "đồng đội" cùng làm nhiệm vụ chuyển f khi ubnd tỉnh quảng bình có quyết định thành lập tổ vận chuyển các ca nhiễm và nghi nhiễm sars-cov-2 trên địa bàn do anh vĩ là tổ trưởng. trong đó có anh trần thanh hải công tác tại bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh quảng bình và 2 cha con tình nguyện viên đặng tri thông đặng minh trí.

Trước đó, minh trí đã đưa xe cứu thương ra bắc giang rồi cùng ba vào tp. hồ chí minh chống dịch. khi dịch bùng phát tại quê nhà hai ba con này lại tất bật đưa xe về quảng bình hỗ trợ quê hương chống dịch.

Hùng Trần

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nhung-dem-trang-nhoc-nhan-cua-tai-xe-cho-fo-f1-o-cdc-quang-binh-20210910172417331.htm)

Chủ đề liên quan:

covid-19 quảng bình SARS-CoV-2

Tin cùng nội dung

  • Ngày 12-13/6, Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) thực hiện chương trình khảo sát cơ sở vật chất trang thiết và nhân lực của các bệnh viện tuyến huyện để chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 năm 2019. Cũng qua đợt công tác này bệnh viện đã kích hoạt chương trình báo động đỏ liên bệnh viện nhằm cứu sống bệnh nhân trong trường hợp tối cấp cứu ở tuyến dưới.
  • Chiều 4.6, Thường trực tỉnh uỷ Quảng Bình dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư tỉnh uỷ Hoàng Đăng Quang đã có cuộc họp khẩn cấp về sự cố đề thi môn Ngữ văn thi vào lớp 10. Tại cuộc họp đồng chí Bí thư tỉnh ủy đã yêu cầu cơ quan Công an vào cuộc điều tra làm rõ trách nhiệm cá nhân và tập thể trong vụ việc này.
  • Trong hơn 3 giờ đồng hồ, các bác sĩ của BV Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật thành công ca bệnh u não bằng phương pháp phẫu thuật thức tỉnh, trong đó bệnh nhân thức tỉnh 1 giờ đồng hồ vừa hát bài hát truyền thống “Quảng Bình quê ta ơi” của quê hương và “tám chuyện” với các phẫu thuật viên
  • Vài ngày trở lại đây, dư luận xôn xao chuyện một nữ sinh đang học lớp 10 tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình sinh con. Một số nguồn tin cho rằng nữ sinh vứt con tại nhà vệ sinh, thực hư thông tin đó thế nào, cộng tác viên của báo Sức khỏe và đời sống đã làm rõ sự việc.
  • Mấy ngày gần đây, tại Quảng Bình người dân xôn xao về lò mổ Hải Dương 1 - P. Bắc Nghĩa - TP. Đồng Hới tiến hành nổ lợn ch*t, lợn bị bệnh, chọc tiết lợn trên đống phân, mổ lợn dưới nền nhà siêu bẩn. Tất cả những số lợn này được cán bộ thú y Đồng Hới đóng dấu cho lưu thông ra thị trường tiêu thụ đã được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.
  • (MangYTe) - Vì muốn kiếm con cá, con tôm trong mùa nước lũ về bán để lấy tiền cho con ăn học nên anh Văn đã bất chấp cả mưa gió ra đồng mưu sinh. Thế nhưng, trong cơn mưa, một tia sét đã lấy đi sinh mạng của người cha nghèo một lòng vì sự học của con. Anh mãi mãi ra đi, để lại người vợ nghèo và những đứa con đang đứng trước nguy cơ phải bỏ học giữa chừng.
  • (MangYTe) - Thông qua quỹ nhân ái của Báo điện tử ADZ, các nhà hảo tâm, tổ chức cộng đồng đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ bé Nguyễn Trần Thanh Tấm hơn 33 triệu đồng.
  • (MangYTe) - Ngày 7/7, PV ADZ đã lên Bệnh viện Trung ương Huế trao quà từ Quỹ Nhân ái số tiền gần 50 triệu đồng cho chị Trần Thị Lệ và anh Nguyễn Văn Hạnh, nhân vật trong bài “Xót xa cảnh chồng thương tật sọ não chăm vợ đang nguy kịch vì bệnh ung thư”.
  • (MangYTe) - Ngày 4/6, PV ADZ thường trú tại Quảng Bình cùng đại diện chính quyền địa phương huyện Bố Trạch đã đến thăm hỏi và trao gần 63 triệu đồng đến gia đình anh Lê Văn Biên, thôn Hà Lời, xã Sơn Trạch.
  • (MangYTe) - Từ ngày mẹ mất, ba bị gãy chân sau vụ T*i n*n, Hiếu phải gánh vác những công việc nặng nhọc của gia đình, nuôi người ba đang nằm một chỗ và hai đứa em thơ dại là Lê Trần Khánh Hòa (4 tuổi) và Lê Vũ Hoàng mới hơn 1 tuổi. Cuộc sống gia đình Hiếu đang rơi vào tình cảnh rất bĩ cực...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY