Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc người bị xâm hại T*nh d*c

Theo Bộ Y tế, xâm hại T*nh d*c - đặc biệt với phụ nữ và trẻ em gái - đang có chiều hướng gia tăng một cách đáng lo ngại ở Việt Nam.

Những con số báo động

Trong một nghiên cứu tại 30 trường học ở Hà Nội, 31% học sinh nữ cho biết đã từng bị quấy rối T*nh d*c ở nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; 11% từng bị xâm hại, quấy rối T*nh d*c. Trong nhóm phụ nữ khuyết tật, cứ 10 người thì 4 người bị xâm hại T*nh d*c với các hình thức khác nhau. Mỗi năm cả nước có trên 1.200 trẻ em báo cáo bị xâm hại T*nh d*c.

Trong nhóm phụ nữ khuyết tật, cứ 10 người thì 4 người bị xâm hại T*nh d*c với các hình thức khác nhau

Theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, trong 5 năm từ 2013 - 2018, tòa tiếp nhận 8.254 vụ xâm hại T*nh d*c trẻ em. Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2010 cho thấy gần 58% phụ nữ được phỏng vấn cho biết đã từng bị bạo lực thể xác, T*nh d*c hoặc/và tinh thần bởi chồng hay bạn tình lâu dài; 10% phụ nữ bị bạo lực thể xác hoặc T*nh d*c bởi người khác ngoài chồng từ năm 15 tuổi.

Xâm hại T*nh d*c là gì?

Xâm hại T*nh d*c là việc thực hiện các hành vi T*nh d*c không có sự đồng thuận của nạn nhân, bao gồm: hiếp dâm (xâm nhập *m đ*o, hậu môn hay miệng) gồm cả hiếp dâm không thành; các đụng chạm cố ý có tính chất T*nh d*c vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể của một người, kể cả qua quần áo, sử dụng bộ phận Sinh d*c, sử dụng tay hay bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể hay vật dụng mà không có sự đồng thuận của người đó.

Xâm hại T*nh d*c cũng bao gồm việc cố quan hệ T*nh d*c hay có các đụng chạm mang tính dâm dục khi nạn nhân không thể phản đối hay không ý thức được hành vi xâm hại do tuổi, do tình trạng tâm thần, do rượu, Thu*c hay các chất khác.

Hướng dẫn hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c

Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c”, có hiệu lực kể từ ngày 17.7.

Theo đó, việc chăm sóc y tế cho người bị xâm hại T*nh d*c ưu tiên trước hết vào các vấn đề sức khỏe của người bị hại; thu thập bằng chứng pháp y là ưu tiên thứ hai trừ trường hợp người bị hại được chuyển đến theo yêu cầu của cơ quan giám định.

Theo kết quả khảo sát năm 2014 với 2.000 phụ nữ ở Hà Nội và TP.HCM, 87% trong số này đã từng bị quấy rối T*nh d*c ở nơi công cộng.

Khám sức khỏe cho người bị xâm hại T*nh d*c cần bao gồm: khám các dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở); tình trạng tinh thần của người bị hại; khám các bộ phận cơ thể liên quan để tìm tổn thương như ngực, mông, lưng, hai đầu gối, miệng, lưỡi, họng…

Tìm kiếm các dấu hiệu có thể là hậu quả của xâm hại như: các mảng tóc bị đứt, giật trên đầu; vết rách ở tai; vết lằn, dấu tay trên cổ; vết trầy xước, rách, thâm tím, tụ máu, xuất huyết ở mắt, da; vết cào, cắn, dấu hiệu khống chế trên cổ tay, gãy xương...; phát hiện các dấu vết bất thường, dị vật trên cơ thể và quần áo của người bị hại như: máu, nước bọt, tinh dịch, tóc, lông…

Đáng lưu ý, cơ sở y tế và cán bộ y tế liên quan có trách nhiệm đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến vụ việc và cá nhân người bị xâm hại hay gia đình của họ. Chỉ khi có yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế mới được chia sẻ thông tin chi tiết về trường hợp bị xâm hại T*nh d*c.

Các cơ sở chăm sóc, điều trị cần tôn trọng quyền của người bị xâm hại T*nh d*c, các dịch vụ cung cấp dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận của người bị xâm hại T*nh d*c hoặc người bảo hộ khi người bị hại chưa đủ 18 tuổi.

Cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ cho người bị xâm hại T*nh d*c cần đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, bảo mật thông tin, môi trường thân thiện, không phán xét.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/nhung-dieu-can-luu-y-khi-cham-soc-nguoi-bi-xam-hai-tinh-duc-1258641.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại sao phụ nữ luôn lép vế hơn ở chốn công sở dù đã nỗ lực rất nhiều. Có thể bởi phái đẹp vẫn mắc phải những sai lầm phổ biến sau đây.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY