Khám bệnh hôm nay

Khoa khám bệnh là cơ sở ban đầu trong công tác khám chữa bệnh, tiếp nhận bệnh nhân khi đến viện. Chức năng của khoa khám bệnh bao gồm: khám chữa bệnh cho mọi đối tượng có nhu cầu (BHYT đúng tuyến, tự nguyện, khám dịch vụ theo yêu cầu); khám và cấp giấy chứng nhận sức khỏe các loại; khám kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các cá nhân và tập thể; lấy bệnh phẩm xét nghiệm tại nhà, xét nghiệm theo yêu cầu; điều trị ban ngày theo yêu cầu.

Những điều cần lưu ý trước khi đi khám bệnh

Cho dù bạn đi khám bệnh, chỉ là để tiến hành một số loại xét nghiệm thông thường, thì bạn cũng nên biết một số điều dưới đây.

1. Không uống cà phê trước khi xét nghiệm máu.

Nếu bạn đị khám sức khỏe định kỳ, thì rất có thể bạn sẽ cần tiến hành xét nghiệm máu. Do vậy, tốt nhất bạn nên tránh uống cà phê ngay trước khi đi khám bệnh, bởi cà phê có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác, ví dụ như đồ uống năng lượng hoặc cola trong vòng 1 giờ, trước khi tiến hành xét nghiệm máu, có thể sẽ làm kết quả xét nghiệm máu của bạn cao hơn mức bình thường.

Việc hút Thu*c lá, hoặc dùng các loại Thu*c thông mũi không kê đơn, trước khi xét nghiệm máu, cũng đem lại kết quả tương tự. Tuy nhiên, nếu bạn vốn đã bị tăng huyết áp, thì bạn nên tránh hoàn toàn đồ uống có chứa caffein.

2. Không ăn bữa ăn giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu.

Nếu bình thường, bạn không có thói quen ăn bữa ăn giàu chất béo, thì vào ngày làm xét nghiệm máu, bạn nên duy trì thói quen này, để có được kết quả xét nghiệm chính xác hơn. Ăn một bữa ăn lớn, giàu chất béo một cách bất thường, có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm của bạn. Thậm chí, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn.

Nếu bạn muốn đo lường cả lượng cholesterol, (mỡ máu), thì tốt nhất, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì có chứa calo, trong vòng 8 đến 10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm, bởi lượng đường huyết, cũng như chỉ số một loại chất béo trong máu, có thể sẽ tăng lên một chút sau khi bạn ăn.

3. Nên uống nhiều nước trước khi đi khám.

Nhìn chung, uống đủ nước trước khi đến gặp bác sỹ là một ý tưởng tốt, bởi việc này sẽ giúp đo được các chỉ số về mạch, và huyết áp của bạn chính xác nhất. Nếu bạn cần phải làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu, thì việc bị mất nước, (cho dù là với mức độ nhẹ), cũng có thể gây ra các bất thường, khiến kết quả xét nghiệm không còn chính xác nữa.

Do vậy, nếu bạn luyện tập thể thao rồi mới đi khám, thì hãy đảm bảo rằng bạn đã bổ sung đủ nước.

Nếu bình thường bạn không luyện tập thể thao, thì bạn cũng không cần thiết phải luyện tập trước khi đi khám. Nếu bạn thường xuyên luyện tập, thì cơ thể sẽ thích nghi được với những thay đổi sau khi luyện tập, nhưng nếu bạn không thường xuyên luyện tập, thì cơ thể bạn sẽ không thích nghi kịp, và rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước.

4. Nên ăn uống như bình thường trước khi đi khám.

Bạn chắc hẳn sẽ muốn chứng minh, cho bác sỹ thấy tình trạng sức khỏe tốt nhất của mình, nhưng bạn không cần thiết phải thay đổi thói quen ăn uống, trước một buổi khám bệnh định kỳ. Bác sỹ sẽ muốn bạn thật thành thật, về lối sống và chế độ ăn, để có thể thu thập được những thông tin chính xác nhất về sức khỏe của bạn, và có thể đưa ra lời khuyên phù hợp với bạn. Và kể cả bạn mới thay đổi chế độ ăn của bạn trong thời gian gần đây, thì việc đó cũng không ảnh hưởng gì cả.

Cần phải có một khoảng thời gian dài, thì chế độ ăn mới đủ để làm, thay đổi lượng cholesterol và đường máu của bạn, do vậy, thay đổi chế độ ăn một vài ngày trước khi đi khám, sẽ không mang lại tác dụng gì cả.

5. Không nên uống Thu*c cảm trước khi đi khám, (nếu được).

Khi bạn bị ốm, bác sỹ sẽ muốn lượng giá được các triệu chứng bệnh của bạn, trong trường hợp chưa có ảnh hưởng của bất cứ loại Thu*c nào, (bao gồm cả các Thu*c không kê đơn). Do vậy, nếu được bạn không nên uống bất cứ loại Thu*c nào, để bác sỹ có thể đánh giá chính xác tình trạng của bạn.

Một số loại Thu*c cảm không kê đơn, có thể làm tăng huyết áp, và nếu bạn uống những Thu*c này trước khi đi khám, thì các bác sỹ không thể xác định được nguyên nhân, khiến bạn bị tăng huyết áp là do dùng Thu*c hay do bệnh.

Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi, và thấy rằng mình cần phải uống Thu*c, thì bạn nên uống Thu*c, bác sỹ có thể đánh giá các triệu chứng dựa vào mô tả của bạn. Nhưng, hãy cho bác sỹ biết tên Thu*c mà bạn đã uống, để bác sỹ có thể tính đến những tác dụng phụ, mà loại Thu*c bạn dùng có thể gây ra.

6. Không nên đi làm móng trước khi đi khám da liễu.

Các bác sỹ da liễu sẽ khám toàn bộ cơ thể bạn, bao gồm cả móng, do vậy, bạn không nên sơn móng thay hoặc móng chân. Ngoài bệnh nấm móng, thì những thay đổi bất thường tại móng, cũng có thể cho thấy nhiều vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, như bệnh thiếu máu, tiểu đường và thậm chí là các bệnh tim mạch.

Trước khi đi khám da liễu, bạn cũng không nên trang điểm và vẽ mắt, để các bác sỹ có thể nhìn thấy được những bất thường trên mặt của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng kem chống nắng, hoặc kem dưỡng ẩm da trước khi đi khám da liễu.

7. Không nên uống rượu trước khi xét nghiệm mỡ máu.

Tăng triglycerid do uống rượu, có thể dẫn đến kết quả sai, và khiến bạn lo lắng một cách không cần thiết. Do vậy, trước khi làm xét nghiệm mỡ máu 24 giờ, bạn nên kiêng uống rượu và các loại đồ uống có cồn. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng đồ ngọt, thức ăn giàu chất béo, và tránh không nên ăn quá nhiều trước khi xét nghiệm, bởi tất cả những việc này, đều có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm triglyceride của bạn.

8. Không nên hủy cuộc hẹn với bác sỹ phụ khoa, nến bạn đang “đến kỳ”.

Mặc dù có thể bạn cảm thấy, không hay ho lắm khi đi khám phụ khoa vào những ngày như vậy, nhưng các bác sỹ lại không cảm thấy vậy. Và bạn có thể tiến hành tất cả các loại xét nghiệm, như bình thường trong những ngày bạn có kinh. Kể cả xét nghiệm tế bào cổ tử cung, hiện nay cũng có thể tiến hành khi phụ nữ đang có kinh, do vậy, bạn không cần thiết phải hủy cuộc hẹn khám phụ khoa của mình.

Nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, nếu được khám vào một lúc khác, nhưng xét về mặt y khoa, thì không cần thiết phải làm như vậy. Chỉ trừ một trường hợp duy nhất đó là, nếu bạn muốn khám, vì dịch *m đ*o có mùi hoặc những tổn thương khác, có thể không nhìn thấy rõ trong những ngày có kinh, thì bạn có thể lùi lịch khám phụ khoa của bạn lại.

9. Không nên sử dụng các chất ngăn mùi, trước khi chụp X quang tuyến vú.

Các phụ nữ được khuyến cáo, là không nên sử dụng các chất ngăn mùi, chống mồ hôi vào ngày chụp X quang tuyến vú. Nguyên nhân là vì, có rất nhiều sản phẩm ngăn mùi chống mô hôi có chứa nhôm, nhôm có thể sẽ đem lại hình ảnh chụp X quang, rất giống với tình trạng vôi hóa tại vú, và có thể đem lại kết quả âm tính giả. Nếu bạn lo lắng về việc tiết mồ hôi hoặc mùi cơ thể của mình, thì bạn có thể tắm rửa sạch sẽ trước khi chụp X quang tuyến vú.

10. Không nên ăn thực phẩm có màu đỏ, trước khi nội soi đại tràng.

Các thực phẩm có màu đỏ hoặc tím, có thể sẽ khiến đại tràng của bạn cũng có thể sẽ có màu. Do vậy, trước khi nội soi đại tràng, bạn không nên ăn uống những thực phẩm có màu, như vậy bởi chúng sẽ khiến bác sỹ, không quan sát được màu sắc thực sự của niêm mạc đại tràng.

Ngoài ra, viên sắt cũng sẽ có ảnh hưởng tương tự ngoài ra, uống viên sắt còn đem lại một số tác dụng không mong muốn khác, ví dụ như táo bón, và việc này sẽ khiến cho Thu*c nhuận tràng sử dụng, trước khi nội soi không thể phát huy được hết tác dụng, và cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

Nếu bạn đang uống viên sắt, bạn nên ngừng uống trước khi nội soi đại tràng khoảng một tuần. Các loại thực phẩm khác cũng rất khó có thể tống ra khỏi đường ruột, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ, như rau và trái cây tươi, ngô, các loại đậu. Bạn cũng nên tránh ăn những loại thực phẩm này, trong vòng 3 ngày trước khi nội soi đại tràng.

11. Bạn có thể quan hệ T*nh d*c, trước khi đến gặp bác sỹ phụ khoa hoặc bác sỹ tiết niệu.

Bạn có thể sẽ nghĩ rằng, quan hệ T*nh d*c trước khi đi khám phụ khoa, (với nữ), hoặc đi khám tiết niệu, (với nam), là điều không nên làm, nhưng các bác sỹ nói rằng, bạn không cần thiết phải làm như vậy. Quan hệ T*nh d*c sẽ không ảnh hưởng đến kết quả khám lâm sàng, hay kết quả các xét nghiệm khác của bạn, kể cả kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung, kết quả xét nghiệm nước tiểu, kết quả khám tinh hoàn hoặc tuyến tiền liệt.

12. Nên ghi lại các câu hỏi, thắc mắc của bạn trước khi đi khám.

Nói gì thì nói, đi khám bệnh, cho dù là khám bệnh gì cũng có thể sẽ khiến bạn lo lắng. Nhưng nếu bạn ghi chép lại các câu hỏi, cũng như những thắc mắc của bạn trước khi đi khám, thì bạn có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn một chút. Bạn cũng có thể viết ra cả những vấn đề nhạy cảm như “khô *m đ*o”, nếu vấn đề này làm bạn lo lắng. Như vậy, khi đến gặp bác sỹ, bạn sẽ không quên mất những điều quan trọng vì quá lo lắng. Ngoài ra, để giảm lo lắng, bạn cũng có thể tắm vòi hoa sen.

Liên Hương, Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-dieu-can-luu-y-truoc-khi-di-kham-benh-n127951.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Anh trai cháu đi khám sức khỏe nhưng bị lấy nhiều máu nên ngất đi mất một lúc, phải làm gì để anh ấy mau chóng được khỏe lại?
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Kính gửi Mangyte, Qua phương tiện thông tin và nhiều bạn bè tôi được biết BV Hòa Hảo thật hoàn hảo khi khám và chữa bệnh.
  • Mangyte ơi, Em muốn đi khám tổng quát nhưng không biết khám tổng quát là như thế nào. Làm sao để có kết quả khám tốt nhất và nên đi khám ở đâu thì tốt ạ? Mong Mangyte tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!,
  • Mình sắp đi làm việc tại Singapore, phía tuyển dụng có yêu cầu mình khám sức khỏe tổng quát theo mẫu Medical Examination Form. Vậy ở bệnh viện Nhân dân Gia Định có khám tổng quát theo dạng này không? (Mộc Linh – Đồng Nai)
  • Tôi ở Ninh Thuận, hè này đưa các cháu đi Sài Gòn chơi, nhân tiện muốn đến BV Chợ Rẫy khám bệnh đau vai gáy. Xem trên Mangyte thì thấy triệu chứng của tôi giống bệnh đó lắm. Nghe nói BV Chợ Rẫy có dịch vụ hẹn giờ qua điện thoại để đỡ phải chen chúc, nhờ Mangyte hướng dẫn tôi với! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Hiếu Minh - Ninh Thuận)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Bố mẹ tôi dự định đi du lịch miền Tây 1 chuyến, lưu trú ở Cần Thơ. Tôi hơi e ngại vì bố tôi bị cao huyết áp, dù ông có uống Thu*c đều đặn nhưng tôi vẫn lo lắng. Nếu trong chuyến đi mà sức khỏe ông có vấn đề gì thì phải làm sao? Liệu có dịch vụ khám bệnh ở khách sạn không ạ? Tôi cảm ơn mangyte.vn rất nhiều! (Đại Phong – Bình Dương)
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY