Bệnh theo mùa hôm nay

Những điều cần phải biết khi bị sốt virus

Bệnh sốt virus nhìn chung không quá nguy hiểm, bệnh thường khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sốt virus hay còn gọi là sốt siêu vi thường do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp. Nguyên nhân của bệnh là do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển mạnh, đặc biệt với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.

Thông thường, sốt virus là bệnh dễ lây, virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa. Vì thế, nếu có triệu chứng sốt do virus, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây cho người thân trong gia đình và mọi người xung quanh. Đặc biệt, không dùng chung chén, thìa, đĩa với một người khỏe mạnh.

Để phòng tránh sốt virus, cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, trong đó, lưu ý, bổ sung các vitamin từ hoa quả. Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý. Chú ý vệ sinh cá nhân, môi trường nơi ở và xung quanh sạch sẽ.

Ăn uống đầy đủ và vệ sinh cá nhân sạch sẽ là cách phòng tránh bệnh tật tốt nhất. Ảnh minh họa

Người bị sốt virus thường có những biểu hiện sau:

- Xuất hiện sốt cao, người bệnh có thể bị viêm hô hấp cấp: viêm họng, họng đỏ, sưng, ho, chảy nước mũi, toàn thân ê ẩm

- Rối loạn tiêu hóa có thể gây ra tiêu chảy.

- Nổi hạch vùng đầu, mặt cổ.

- Phát ban, xuất hiện các đốm đỏ nhỏ li ti 2-3 ngày sau khi sốt

- Đau đỏ mắt, viêm kết mạc...

Khi trẻ sốt cần phải theo dõi thường xuyên để đề phòng những biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc người bệnh bị sốt virus tại nhà

Thông thường, bệnh nhân sốt virus có thể khỏi sau 5-7 ngày điều trị. Trong nhiều trường hợp người bệnh sốt virus có thể chăm sóc tại nhà. Khi đó, người nhà phải đảm bảo các bước sau:

- Cho người bệnh ăn uống đủ chất, cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ thường xuyên của bệnh nhân.

- Hạ sốt: uống Thu*c hạ sốt và Oresol để bù nước theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đối với trẻ bị sốt, cần cấp cứu tại cơ sở y tế khi có các dấu hiệu sau:

- Sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt trên 39 độ C mà dùng Thu*c hạ sốt không đáp ứng.

- Trẻ lơ mơ, li bì, xuất hiện đau đầu và co giật tăng dần...

Lưu ý: Không nên tự ý truyền nước nếu không có chỉ định của bác sĩ, bởi chưa có bằng chứng khoa học về một loại Thu*c nào có tác dụng tăng sức đề kháng chỉ trong vài ngày, kể cả truyền dịch. Theo đó, những trường hợp bị sốt, nếu tiếp nước, đỡ ngay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong trường hợp bị mất nước, tốt nhất vẫn là bổ sung qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy tiện vì rất có thể bệnh sẽ bị trầm trọng hơn.

Không tự ý truyền dịch nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh minh họa

Những biến chứng thường gặp khi bị sốt virus

Sốt virus nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng thường gặp, có thể bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp và nguy hiểm.

- Viêm tiểu phế quản: Hay gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đây cũng là biến chứng rất nặng có thể xảy ra với trẻ nhỏ.

- Viêm thanh quản: Khi thanh quản bị sưng phù có thể khiến trẻ bị khó thở, thở rít.

- Viêm cơ tim, gây loạn nhịp tim, ngừng tim: Sau khi hết sốt mà trẻ vẫn mệt, lịm đi, không chơi nghịch, không ăn được thì bố mẹ cần cẩn thận. Đáng ngại nhất là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não, trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.

Theo M.H - Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dieu-can-phai-biet-khi-bi-sot-virus-n330688.html)

Tin cùng nội dung

  • Năm nào cũng vậy, khi thời tiết chuyển mùa rất nhiều trẻ em bị sốt virut nguyên nhân là do thời tiết nắng mưa thất thường để các loại virut gây bệnh phát triển mạnh; đối với trẻ em, sức để kháng còn yếu nên đây là thời điểm bé rất dễ mắc bệnh hơn người lớn.
  • Sốt là một triệu chứng thường hay gặp nhất ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến phụ huynh lo lắng. Bình thường thân nhiệt ở trẻ dao động từ 36,8 độ C đến 37,3 độ C.
  • Rất nhiều người khi bị sốt xuất huyết đã tự ý mua Thuốc điều trị tại nhà. Điều đó đã dẫn tới những hệ lụy như làm bệnh nặng hơn, mất cơ hội để được chữa bệnh kịp thời và còn bị tai biến do Thuốc...
  • Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết. Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 - 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Sốt thường là dấu hiện ban đầu báo hiệu trẻ đang bị bệnh hoặc đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi thấy trẻ bị sốt, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra rất lo lắng, lúng túng trong việc xử trí và chăm sóc trẻ bị sốt tại nhà.
  • Thời tiết nóng ẩm, ngột ngạt cộng với mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.
  • Người cao tuổi (NCT) do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi nên mọi chức năng của cơ thể cũng thay đổi theo và đặc biệt là dễ mắc các bệnh hơn. Các bệnh của NCT cũng rất dễ liên quan với nhau nhất là khi họ sốt.
  • Khi thời tiết thay đổi người cao tuổi, do đặc điểm S*nh l* có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiêu hóa…
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY