Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Những điều cần phải biết về bệnh chàm bẩm sinh

Chàm bẩm sinh hay vết bớt bẩm sinh là một bệnh hiếm gặp, nó có thể nhỏ không gây nguy hiểm hoặc có kích thước khổng lồ, bao phủ một phần cơ thể

chàm bẩm sinh là những vết bớt hoặc nốt ruồi, có kích thước từ nhỏ đến khổng lồ, xuất hiện khi sinh hoặc trước khi 2 tuổi. nó có thể lành tính hoặc tiến triển thành khối u ác tính ở da hoặc thần kinh trung ương.

Chàm bẩm sinh là gì?

Chàm bẩm sinh là một vết bớt xuất hiện khi sinh hoặc một thời gian ngắn sau khi sinh. chúng có hình dạng là mảng da hình tròn hoặc bầu dục, thường nhô lên khỏi da. vết bớt có thể một màu hoặc nhiều màu và có thể thay đổi kích thước từ nhỏ đến lớn, bao phủ toàn cơ thể.

Các loại chàm bẩm sinh

Có một số loại chàm bẩm sinh, chúng được phân loại dựa trên hình dạng và kích thước. Cụ thể bao gồm:

+ Chàm bẩm sinh lớn hoặc khổng lồ

Vết bớt sẽ phát triển đồng thời sự phát triển của cơ thể. ở người trưởng thành, chàm khổng lồ có kích thước trên 8 inch. còn ở trẻ em, vết bớt trên 2 inch được xem là chàm khổng lồ. tuy nhiên, phần đầu của trẻ em ít phát triển hơn thân mình cho nên một vết bớt 3 inch trên đầu cũng được gọi là chàm bẩm sinh khổng lồ.

Chàm bẩm sinh khổng lồ khá hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 1 trong số 20.000 đứa trẻ. chúng còn được phân loại dựa vào một số yếu tố như:

    Che phần lớn cơ thể

Ngoài ra, còn có loại chàm bẩm sinh lớn, chúng được phân loại bằng đặc điểm gồm:

    Lớn hơn lòng bàn tay của trẻ

+ Chàm bẩm sinh vừa và nhỏ

Chàm bẩm sinh được phân loại là nhỏ khi nó có kích thước dưới 1,5 cm (khoảng 5/8 inch). đây là loại phổ biến nhất khi nó ảnh hưởng đến 1 trong 100 trẻ sơ sinh.

Theo sự phát triển của cơ thể, những vết chàm bẩm sinh này có thể phát triển đến khoảng 1,5 – 19,9 cm trên khắp cơ thể. lúc này chúng được gọi là chàm bẩm sinh vừa, ảnh hưởng đến 1 trong 1000 trẻ sơ sinh.

+ Các loại khác

Ngoài ra, còn có một số loại chàm bẩm sinh khác như:

    Chàm sắc tố lốm đốm: những đám đốm tối màu hoặc màu nâu, vàng nhạt trên nền da

Nguyên nhân gây chàm bẩm sinh

Nguyên nhân gây chàm bẩm sinh là do sự tập trung bất thường của gen di truyền, dẫn đến sự tăng nhanh các tế bào sản xuất sắc tố. những tế bào sản xuất sắc tố vốn phụ trách để đem lại màu da, nhưng thay vì phân bố khắp nơi trên cơ thể mà tập trung lại thành một nhóm sẽ gây nên vết chàm bẩm sinh.

Sự tăng sinh bất thường của tế bào sản xuất sắc tố xảy ra từ tuần 5-24 của thai kỳ. vết bớt chàm bẩm sinh có kích thước lớn hoặc trung bình hình thành do sự tăng sinh sớm trong quá trình phát triển. còn vết bớt nhỏ thường hình thành muộn do nguyên bào sắc tố (những tế bào sắc tố chưa trưởng thành) di chuyển từ mào thần kinh đến da.

Triệu chứng chàm bẩm sinh

Các vết chàm bẩm sinh xuất hiện dưới dạng một mảng màu nâu nhạt đến đen, có khả năng bao phủ bất kỳ bề mặt hoặc phần nào trên cơ thể. so với các loại bớt sắc tố khác, chàm bẩm sinh thường có đường kính lớn hơn và kèm theo sự phát triển lông quá mức (hay còn gọi là hội chứng người sói) tại vùng da tổn thương.

Chàm bẩm sinh thường phát triển tỷ lệ thuận với kích thước cơ thể của trẻ. nghĩa là khi chúng trường thành, các vết bớt sẽ phát triển dày hơn, lớn hơn. chúng có thể đổi màu sắc hoặc kết cấu bề mặt với sự tăng trưởng diện tích. sự xuất hiện của lông thường vào tuổi trưởng thành, đặc biệt là sau khi dậy thì.

Ngứa có thể xuất hiện ở những vết bớt chàm bẩm sinh. Các nhà khoa học cho rằng bệnh này làm giảm chức năng của tuyến bã nhờn và tuyến mồ môi, do đó khiến da khô và người bệnh cảm thấy ngứa ngáy.

Ngoài da, khối tế bào sắc tố bất thường trong hạ bì có thể làm suy yếu liên kết giữa lớp biểu bì và hạ bì, khiến da trở nên mỏng manh hoặc loét.

Biến chứng của chàm bẩm sinh

Nguy cơ phát triển khối u ác tính liên quan đến kích thước của vết chàm bẩm sinh. những vết bớt chàm nhỏ và vừa có nguy cơ nhỏ nhưng khối u ác tính có nhiều khả năng phát triển ở vết chàm bẩm sinh khổng lồ. khối u ác tính thường bắt đầu bên trong vết bớt.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc khối u ác tính hơn người lớn, khoảng 70% bệnh nhân chàm bẩm sinh khổng lồ được chẩn đoán mắc khối u ác tính vào khoảng 10 tuổi.

Trong 24% trường hợp chẩn đoán khối u ác tính liên quan đến chàm bẩm sinh khổng lồ, khối u đã di căn sang những vị trí khác tại thời điểm thăm khám đầu tiên. nguyên nhân là do sự phát triển sâu trong tế bào, dẫn đến việc khó khăn trong phát hiện lâm sàng và tạo điều kiện cho sự lây lan thông qua mạch máu, bạch huyết.

Bên cạnh khối u ác tính trên da, chàm bẩm sinh còn có thể gây nên khối u ác tính trong hệ thống thần kinh trung ương như não và tủy sống. biến chứng này thường được báo động bằng triệu chứng tăng áp lực nội sọ, chẳng hạn như: đau đầu, nôn, cáu gắt, động kinh, tràn dịch não, chậm phát triển, dấu hiệu thần kinh sọ khu trú.

Cách chữa chàm bẩm sinh

Chẩn đoán chàm bẩm sinh

Việc chẩn đoán chàm bẩm sinh thường dựa trên những đặc điểm lâm sàng. bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm như soi da, sinh thiết để xác định chuẩn xác hơn.

    Nội soi sẽ cho thấy sự đối xứng hoặc bất đối xứng của các mô hình sắc tố. Mô hình phổ biến nhất của sắc tố ở người bị chàm bẩm sinh là hình cầu.

Điều trị chàm bẩm sinh

Điều trị chàm bẩm sinh còn phụ thuộc vào kích thước tổn thương, vị trí, độ sâu và nguy cơ phát triển thành khối u ác tính.

+ Phẫu thuật

Thông thường, chỉ định phẫu thuật dành cho chàm bẩm sinh khổng lồ khi nhận thấy sự phát triển của khối u ác tính bên trong vùng tổn thương.

Còn nếu chàm bẩm sinh nhỏ hoặc đang phát triển thì không loại bỏ nó cho đến khi đứa trẻ đó đủ lớn và đáp ứng với việc gây tê cục bộ. thường là khi trẻ vào khoảng 10 đến 12 tuổi. những điều kiện chỉ định phẫu thuật cắt bỏ bao gồm:

    Trông khó coi, gây khó khăn trong việc theo dõi vết chàm bẩm sinh

Đồng thời, các biến chứng của phẫu thuật như thất bại, nhiễm trùng, chảy máu/tụ máu, phì đại/sẹo lồi, ngứa nên được đánh giá trước khi chỉ định phẫu thuật cắt bỏ chàm bẩm sinh.

+ Các lựa chọn điều trị khác

    Phương pháp mài mòn da: giúp loại bỏ một phần của vết chàm bẩm sinh, đồng thời làm sáng màu của vết bớt nhưng không làm giảm sự phát triển lông tại đó cũng như loại bỏ vết chàm sâu hơn. Mài mòn da có thể để lại sẹo.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh chàm bẩm sinh, nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cham-bam-sinh-la-gi)

Chủ đề liên quan:

bẩm sinh bệnh chàm Chàm bẩm sinh

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY