Bệnh theo mùa hôm nay

Những điều tuyệt đối không nên làm khi có dấu hiệu bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm là một loại vi-rút truyền nhiễm tấn công vào đường hô hấp (mũi, các xoang, cổ họng và phổi).

Mặc dù với nhiều người, bệnh cảm cúm thường chỉ kéo dài từ một đến hai tuần, nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang mắc các bệnh mãn tính sẽ trở nên rất nguy hiểm.

Triệu chứng cảm cúm cũng giống như cảm lạnh thông thường, nhưng nó xảy ra nhanh chóng và nghiêm trọng hơn.

Người bị cảm cúm thường có những triệu chứng như: Đau nhức ở các khớp, cơ và vùng quanh mắt, mệt mỏi toàn thân, da nóng và ửng đỏ, chảy nước mắt, đau đầu, ho khan, đau họng và sổ mũi…

Ảnh minh họa

Cảm cúm thường kéo dài khoảng 7 ngày sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng lâu khỏi hoặc trở nên xấu đi, hãy đến bệnh viện để khám. Các biến đổi bệnh lý liên quan đến cảm chủ yếu xảy ra ở đường hô hấp trên. Nếu không được chữa trị kịp thời, các virus cảm sẽ xâm nhập vào đường hô hấp gây viêm phế quản, viêm phổi.

Người bị cảm cúm tốt nhất nên nghỉ ngơi, đừng gắng gượng đi làm hoặc tụ tập vận động để tránh lây bệnh cho người khác.

Ngoài ra, người bị cảm cúm nên hạn chế dùng các chế phẩm từ sữa giàu chất béo như bơ, pho mát. Vì lúc này, hệ thống tiêu hóa sẽ suy giảm chức năng, khó tiêu hóa. Do vậy nếu bạn nạp thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như pho mát, bơ sẽ tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống sữa bò hoặc sữa chua với lượng thích hợp giúp bổ sung protein. Lưu ý: Không uống sữa lạnh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Ảnh minh họa

Dinh dưỡng đúng cách cho người bị cảm cúm:

Ăn uống đủ chất

Bạn hãy tăng cường các loại rau, củ, quả, đặc biệt là tỏi và các chế phẩm từ tỏi, cùng một số loại thực phẩm như lúa, lúa mì, quả óc chó… có chứa khoáng chất Selenium,vitamin C để bổ sung cho cơ thể.

Uống nhiều nước

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp...), đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp khơi thông chiếc mũi đang bị tắc nghẽn khó chịu.

Rửa tay thường xuyên

Khi bạn bị ốm, chức năng của hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng vì thế việc này giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Hãy luôn ghi nhớ rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, kể cả lúc không bị bệnh.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối vài lần mỗi ngày có thể giúp điều trị viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.

Theo M.H - Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-dieu-tuyet-doi-khong-nen-lam-khi-co-dau-hieu-bi-cam-cum-n346398.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY