Dáng đẹp hôm nay

Những đồ uống, món ăn dễ chế biến từ củ gừng đề phòng cảm cúm, cảm lạnh

Vào mùa cảm cúm, cảm lạnh đang hoành hành như hiện nay, việc sử dụng đồ uống, món ăn từ củ gừng với nhiều công thức chế biến khác nhau sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh cực tốt.

Là một gia vị thường thấy trong nhà bếp, đang hoành hành như hiện nay, việc sử dụng đồ uống, món ăn từ loại củ này với nhiều công thức chế biến khác nhau sẽ đem lại hiệu quả chữa bệnh cực tốt.

Thực sự thì là một vị Thu*c quý nên giới chuyên gia Đông y đã có nhiều nhận định về loại gia vị này. Lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) nhận định, gừng tươi có thể chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể.

Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng do lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong hầu hết các thang Thu*c Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy Thu*c vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.

Đặc biệt, từ xa xưa các thầy Thu*c đã biết sử dụng củ gừng để cải thiện tiêu hóa, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm đau. Gừng là phương Thu*c hữu hiệu chống lại virus với tính năng tăng cường hệ miễn dịch và giàu chất chống oxy hóa.

Như vậy có thể thấy, dùng củ gừng chữa cảm cúm, cảm lạnh vào mùa đông, nhất là dịch bệnh cúm, cảm lạnh đang hoành hành như hiện nay hoàn toàn hợp lý.

Nhưng bạn có biết kết hợp pha chế gừng với những nguyên liệu đi kèm như thế nào để có món đồ uống, món ăn chữa cảm cúm, cảm lạnh hiệu quả nhất? Giới chuyên gia "bật mí" một số công thức sau rất có thể hữu ích với bạn:

Gừng và mật ong

Nguyên liệu:

- Gừng tươi 1 nhánh.

- Nước 250-300 ml.

- Mật ong 1 thìa to.

Cách làm:

- Gừng tươi cạo sạch vỏ, thái lát mỏng hoặc đập dập.

- Cho gừng tươi vào cốc, đổ nước vừa đun sôi và để trong vòng 5-10 phút để gừng ngấm nước.

- Cho mật ong vào, hòa đều lên và thưởng thức.

Cách dùng:

Khi bạn thấy có dấu hiệu của cảm cúm, như hắt hơi, sổ mũi, hoặc rát họng bạn nên uống ngay hỗn hợp này 2 lần/ngày vào buổi sáng (sau khi ăn) và buổi tối sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Chỉ sau tầm 1-3 ngày, bạn sẽ hết cảm cúm.

Bạn có thể kết hợp uống hỗn hợp trên với ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối thường xuyên trong ngày (mỗi ngày từ 3-4 lần).

Khi cảm thấy đỡ hoặc khỏi hẳn, bạn vẫn nên uống thêm trong 1-2 ngày nữa (mỗi ngày một lần, tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ăn) để tăng cường sức đề kháng, tránh bị cúm trở lại.

Nguyên liệu:

- 50g gừng già.

- 20g muối hạt.

- 1 lít nước lọc.

Cách làm:

Gừng chọn củ già, gọt vỏ và rửa sạch dưới vòi nước. Cho gừng vào cối giã nhỏ, nấu chung với 1 lít nước và muối hạt. Nước đun sôi vặn nhỏ lửa, sau 5 phút tắt bếp bạn có ngay tinh dầu gừng để dùng dần.

Cách dùng:

Bài Thu*c đặc biệt hữu hiệu cho trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi… Mẹ có thể dùng nước gừng ấm đun với muối cho trẻ ngâm chân.

Vừa ngâm chân cho bé, mẹ vừa massage 2 lòng bàn chân con trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện theo cách này liên tục trong 3 ngày sẽ giúp trẻ khỏi ho và sổ mũi.

Nấu cháo gừng

Nguyên liệu:

- 5-10g gừng tươi.

- 2-3 lòng trắng trứng gà.

- Hành lá, tía tô.

Cách làm:

- Gừng tươi rửa sạch gọt bỏ vỏ bên ngoài.

- Hành lá, tía tô rửa sạch thái nhỏ.

- Gạo vo sạch đun thành cháo rồi cho tất cả các thành phần trên vào khuấy đều.

Cách dùng: Phải ăn khi cháo còn nóng.

Canh gừng thịt gà

Nguyên liệu:

- 10-20g gừng tươi.

- 300g thịt gà.

Cách làm:

- Gừng tươi rửa sạch thái nhỏ hoặc giã nhỏ.

- Nấu canh gà, sau đó cho gừng vào khuấy đều là được.

Cách dùng: Phải ăn khi còn nóng.

Theo Báo Dân Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/suc-khoe/nhung-do-uong-mon-an-de-che-bien-tu-cu-gung-de-phong-cam-cum-cam-lanh-4053044-l.html)

Tin cùng nội dung

  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY