Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những đối tượng tuyệt đối không nên ăn ốc

Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng nếu ăn ốc cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy nếu không được chế biến đúng cách.

Trong thành phần của ốc có chứa nhiều loại vitamin như B2, PP, A... và khoáng chất. Đặc biệt, ốc có chứa nhiều đạm và calci nên là nguồn cung cấp chất đạm và calci rất tốt. Theo Đông y, ốc còn là thực phẩm có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy. Đây là món ăn vừa bổ dưỡng mà lại phòng trị được nhiều bệnh như: Chảy máu cam, táo bón, trĩ…

Tuy nhiên món ăn bổ dưỡng này không phải ai cũng có thể ăn được. dưới đây là những đối tượng cần tuyệt đối tránh xa món ốc nếu không muốn bệnh nặng thêm.

Người bị bệnh Gout, viêm khớp

Nếu không muốn bệnh phát tác và gây đau đớn, người bị gout, viêm khớp nên hạn chế ăn cua, ốc.

 Ăn ốc rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa

Ăn ốc rất bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Ảnh minh họa

Người hay bị dị ứng

Người hay bị dị ứng nếu muốn ăn cua, ốc, nên ăn một lượng thật nhỏ cua ốc để xem phản ứng của cơ thể. nếu thấy ăn sau vài phút hoặc vài giờ xuất hiện mề đay, ngứa, nôn nao, phù nề mặt, đau quặn bụng, nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở… thì nên đi bệnh viện gấp, và từ đó tuyệt đối không được ăn cua ốc.

Người mắc bệnh tiểu đường, thận, huyết áp cao

Trong ốc có chứa nhiều natri, mà hàm lượng Natri cao sẽ khiến bệnh tiểu đường, thận và huyết áp cao nặng thêm. Vì vậy, những người bị bệnh này nên hạn chế ăn cua, ốc.

Những người bị ho hay bệnh hen

Người bị ho hay bệnh hen nếu ăn hải sản, đặc biệt là cua ốc thì bệnh sẽ càng nặng thêm.Vì vậy, nên tránh ăn hải sản để bảo vệ cơ thể được tốt nhất.

Bà bầu

Tuy nhiên, do ốc sống trong môi trường ao hồ chứa nhiều vật ký sinh là các loại giun sán nên nếu không được chế biến đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn ăn,khi chế biến thực phẩm này, cần rửa thật sạch và luộc kỹ. Nên mua ốc ngoài chợ về nhà tự chế biến vì ốc ở ngoài hàng có thể chỉ được rửa vội, sơ dài trước khi chế biến nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo An Dương/VietQ

Link bài gốc Lấy link

http://vietq.vn/nhung-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-an-oc-d123058.html

Theo An Dương/VietQ

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-doi-tuong-tuyet-doi-khong-nen-an-oc/20201213092422106)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY