Bác sĩ Phạm Thái Sơn, 37 tuổi, phó khoa Nhiễm, phụ trách Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết trước đó bé nhập viện Nhi đồng 1 cấp cứu trong tình trạng co giật vì bị hạ canxi.
Khi xét nghiệm tầm soát, bé được phát hiện dương tính nCoV nhưng không có triệu chứng và chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng 2, vừa điều trị Covid-19 vừa điều trị bệnh nền hạ canxi.
Hiện, tình trạng bệnh nhi đã tạm ổn định, hết co giật, nồng độ canxi máu đang tăng lên. May mắn nhất là các dấu hiệu trở nặng của Covid-19 trên bệnh nhi không có. Song bé vẫn cần phải theo dõi đặc biệt tại phòng cấp cứu của Đơn vị điều trị Covid-19.
Bác sĩ Sơn chia sẻ, việc chăm trẻ, nhất là khi trẻ ốm "rất cực và mệt mỏi", bé càng nhỏ thì phụ huynh càng cực. Đặc biệt, tại đơn vị có những bà mẹ vừa mới sinh con vài tháng, sức khỏe tâm S*nh l* chưa kịp hồi phục sau hành trình vượt cạn nay lại lao vào "cuộc chiến" một mình chăm con mắc Covid-19. Trong khi đó, bản thân họ cũng đã nhiễm bệnh nhưng triệu chứng nhẹ, không triệu chứng hoặc nằm trong nhóm F1 nguy cơ cao.
"Chúng tôi xót trẻ còn quá nhỏ, thương phụ huynh vất vả nên luôn ưu tiên, cố gắng đáp ứng, tạo điều kiện sinh hoạt thoải mái nhất cho bệnh nhi và người nhà trong khả năng", bác sĩ Sơn nói.
Nhân viên y tế thăm khám và hỗ trợ phụ huynh chăm sóc bệnh nhi mắc Covid-19 có kèm bênh nền tại phòng cấp cứu, Đơn vị điều trị Covid-19 trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Đôi mắt quầng thâm vì thiếu ngủ, dù không có điều kiện sinh hoạt như ở nhà, những bà mẹ luôn chấp hành tốt nội quy phòng bệnh, tự theo dõi sát tình trạng của trẻ như hướng dẫn và thông báo kịp thời đến nhân viên y tế. Nhờ đó, trường hợp bệnh nhi mắc Covid-19 diễn biến nặng không nhiều. Một số trẻ có triệu chứng nhẹ, ho nhiều, thở hơi nhanh, viêm phổi, suy hô hấp cần hỗ trợ thở oxy. Sau vài ngày điều trị, tình trạng viêm phổi, suy hô hấp giảm rõ rệt.
Hiện, đơn vị có 4 trẻ cần chăm sóc đặc biệt tại phòng cấp cứu, vì có bệnh nền nguy hiểm như suy thận mạn cần chạy thận nhân tạo, rối loạn đông máu Hemophilia.
Để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho cả người bệnh, thân nhân bệnh nhi và nhân viên y tế, mỗi bệnh nhi Covid-19 khi đi điều trị chỉ được tối đa một người thân chăm sóc. Những trẻ lớn, bệnh nhẹ và có thể tự lập sẽ cách ly một mình và được nhân viên y tế hỗ trợ thêm. Bác sĩ Sơn và các đồng nghiệp thấu hiểu sự vất vả của các phụ huynh nhưng không thể làm khác.
Nếu người nhà cũng dương tính và có dấu hiệu cảnh báo bệnh trở nặng, như suy hô hấp, không đủ sức khỏe để chăm sóc trẻ, bệnh viện sẽ chuyển người nhà sang cơ sở điều trị Covid-19 người lớn. Đồng thời, bệnh viện sẽ liên hệ và điều phối một người nhà khác vào thay thế. Tuy nhiên, việc tìm người thay thế không phải dễ dàng. Bởi nhiều gia đình các thành viên đều nhiễm bệnh, tuỳ mức độ diễn biến bệnh mà mỗi người sẽ được đưa đến điều trị ở các nơi khác nhau.
Tại khu cách ly y tế F1 trong đơn vị, có một bé trai 13 tuổi, bị suy thận mạn, cần chạy thận nhân tạo hai ngày một lần nhưng đang không có người chăm sóc. Trước đó, em có bà đồng hành, nhưng sau khi có kết quả xét nghiệm em âm tính, bà dương tính, thì bà phải chuyển viện.
Bé trai vừa cách ly, vừa chữa bệnh một mình nên nhân viên y tế thay người nhà theo dõi trẻ, cung cấp suất ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày, bên cạnh việc chạy thận định kỳ. bệnh viện đang cố gắng liên hệ với gia đình nhưng xóm trọ của bệnh nhân chạy thận ở gần bệnh viện nhi đồng 2 có ca dương tính, cả khu trọ phải cách ly, phong tỏa nên chưa có người thay thế, bác sĩ sơn kể.
Bác sĩ hoàng gia lộc, 27 tuổi, khoa nhiễm bệnh viện nhi đồng 2 chia sẻ, lần nào tiếp nhận những em bé nhỏ xíu, lọt thỏm trong bộ đồ bảo hộ màu xanh của người lớn, chỉ ló ra đôi mắt tròn ngơ ngác, anh đều thấy "trái tim mình như thắt lại". có bé trai mới 8 tuổi, mang bệnh nền rối loạn đông máu hemophilia, đã quá quen với những cơn đau, phải truyền chế phẩm máu liên tục và ở viện nhiều hơn ở nhà, nên khi biết mình mắc thêm covid-19, em cũng không hề lo sợ hay căng thẳng.
"Các bé rất ngoan và hợp tác, khi bị tăm bông ngoáy sâu mũi, họng rất khó chịu cũng đều ráng ngồi im", bác sĩ Lộc kể.
Nhiều bệnh nhi covid-19 đang điều trị tại bệnh viện nhi đồng 2 chưa tròn một tuổi. ảnh: bệnh viện cung cấp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 được Sở Y tế phân công triển khai 60 giường điều trị bệnh nhi Covid-19, với 10 giường hồi sức, phụ trách thu dung và điều trị bệnh nhi có triệu chứng, diễn tiến nặng, cần phải hồi sức, cấp cứu hoặc có bệnh nền nguy hiểm. Trong mô hình tháp điều trị bệnh nhân Covid-19 bốn tầng tại TP HCM thì đây là bệnh viện tuyến cuối, hoạt động ở tầng tháp 3 và 4. Đơn vị điều trị này tách biệt hẳn với các khu khác, có lối đi và cửa cổng ra vào riêng.
Từ khi vận hành ngày 18/6 đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 170 bệnh nhi Covid-19, được liên tục chuyển đến từ các bệnh viện dã chiến, khu cách ly, phong tỏa... Riêng tối 13/7, đơn vị có 81 người đang cách ly và điều trị, gồm 75 ca dương tính (36 người lớn là thân nhân, 46 bệnh nhi) và 6 người khác âm tính là thân nhân hoặc bệnh nhi F1 mắc bệnh nền.
Sau khi điều trị Covid-19 ổn định, đã có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính hai lần liên tiếp trong 48 giờ, bệnh nhi sẽ được chuyển về lại các bệnh viện dã chiến, hoặc khu cách ly để tiếp tục theo dõi sức khỏe, chăm sóc. Những giường trống được dành cho những bệnh nhi Covid-19 mới quá nhỏ, hoặc có dấu hiệu bệnh có thể diễn biến nặng.
Các bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.
Chủ đề liên quan:
bệnh viện nhi đồng 2 Bối cảnh Câu chuyện sức khỏe covid tphcm khám chữa bệnh trẻ em mắc Covid-19 xót xa trẻ mắc Covid-19