Phong thủy hôm nay

Những gánh nặng trên đôi vai người “thầy Thuốc”

(MangYTe) - Ngành y tế đã có những thành tựu và những bước tiến vượt bậc. Nhưng dằng sau những nụ cười hạnh phúc, niềm vui sướng của bệnh nhân khi được chẩn đoán chính xác, được chữa khỏi luôn là những gánh nặng, những trăn trở của người thầy Thuốc.

Một trong những người nặng lòng với ngành y, giàu nhiệt huyết như thế là Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Đức Linh (ThS.BS), Giám đốc chuyên môn Phòng khám đa khoa MEDLATEC.

Tìm tòi, ứng dụng kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị

Nghe về người bác sĩ có “trái tim ấm nóng” từ lâu, nhưng gặp anh không dễ bởi anh quá bận rộn.

Sau nhiều lần đặt lịch phỏng vấn, cuối cùng chúng tôi cũng được gặp anh vào một chiều xuân. Dù là cuối buổi chiều nhưng câu chuyện giữa chúng tôi và bác sĩ vẫn bị “xen ngang” khi anh được triệu tập đi hội chẩn bệnh nhân.

ThS. BS Đỗ Đức Linh đam mê chuyên môn khi thực hiện siêu âm, điều trị tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần.

Sinh năm 1983 trong một gia đình trí thức, từ nhỏ anh Đỗ Đức Linh đã mơ ước mình trở thành một bác sĩ giỏi, giúp ích cho đời. Ước mơ dần trở thành hiện thực khi anh liên tục đạt học sinh giỏi các cấp, đỗ Đại học Y và tiếp tục học thạc sĩ tại Đại học Y Hà Nội.

Đối với bệnh nhân, nhắc đến bác sĩ Linh là nhắc đến một vị bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và điều trị thành công hàng trăm ca đốt sóng cao tần trong năm 2018 cho bệnh u lành tuyến giáp (thay vì phải mổ như trước đây). Đồng thời, anh cũng là giảng viên hướng dẫn các cán bộ y tế của MEDLATEC về kỹ thuật mới MRI trong chẩn đoán và điều trị.

Trao đổi với ThS.BS Đỗ Đức Linh, anh nói:

“Để làm việc trong ngành y, mỗi bác sĩ, mỗi kỹ thuật viên, điều dưỡng đều phải không ngừng học hỏi. Học từ khi bắt đầu vào nghề cho đến khi làm nghề vẫn phải luôn học hỏi để nâng cao tay nghề, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân. Làm việc tại MEDLATEC, đồng thời là Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, tôi luôn xác định việc cập nhật các kiến thức y học trong nước và trên thế giới là rất qua trọng để xoá đi nỗi trăn trở, lo lắng cho người bệnh khi đến khám và điều trị tại đây”.

Thời gian ở viện nhiều hơn ở nhà

ThS. BS Đỗ Đức Linh tích cực tham gia chia sẻ chuyên môn ở hội nghị, hội thảo.

Do đặc thù của ngành, việc thức đêm, trực đêm tại bệnh viện đã trở thành thường quy bởi bệnh nhân lúc nào cũng cần tới bác sĩ, bất kể ngày hay đêm.

Với ThS.BS Linh, để nâng cao chất lượng phục vụ của MEDLATEC cho người bệnh và chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân được an toàn, mạnh khoẻ nhất, anh sẵn sàng hy sinh thời gian của gia đình, bản thân.

Vậy nên nhiều người bệnh luôn thấy ở anh sự thân thiện, ân cần, có trái tim ấm nóng, giỏi chuyên môn (bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đầu ngành tại Việt Nam - PV). Còn các đồng nghiệp đều dành cho anh những tình cảm tốt đẹp, sự tôn trọng.

Vợ anh bảo, thời gian anh dành cho bệnh nhân nhiều hơn cho em, thời gian anh ở viện nhiều hơn ở với em và con,…”, anh vừa cười vừa cười.

ThS Linh bên đồng nghiệp - những người cùng anh hết luôn hết lòng vì khách hàng.

Có lẽ những áp lực của nghề cũng chính là động lực để ThS.BS Đỗ Đức Linh luôn tự hào khi được khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.

Minh Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-ganh-nang-tren-doi-vai-nguoi-thay-thuoc-20190226113436775.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY