Khoa học hôm nay

Những hiểu lầm khiến thực phẩm ăn nhanh gây hại cho sức khỏe

Thực phẩm ăn nhanh (TPAN) xuất hiện từ thời cổ đại và đến nay vẫn là xu hướng phát triển trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhiều hiểu lầm về thông tin, định nghĩa, cách sử dụng đã khiến nhiều loại TPAN đang bị sử dụng sai cách và thậm chí bị lạm dụng, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.

Sức nặng của TPAN trong nền ẩm thực

Trong khuôn khổ hội thảo khoa học thực phẩm an nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người, do viện y học ứng dụng việt nam (thuộc tổng hội y học việt nam) tổ chức ngày 18-11, tại hà nội, ts, bs trương hồng sơn, viện trưởng y học ứng dụng việt nam cho biết, tpan đã có mặt từ rất lâu, góp phần thay đổi nhiều khái niệm về dinh dưỡng, ẩm thực của toàn thế giới.

TS, BS Trương Hồng Sơn dẫn các kết quả nghiên cứu nêu rõ, TPAN xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, thông qua những người bán hàng rong, quán rượu với bánh mỳ ngâm rượu, bánh mỳ nấu rau... Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, mỳ ăn liền - loại TPAN phổ biến hiện nay, được phát minh tại Nhật Bản.

Thực tế, TPAN rất đa dạng, chứ không chỉ là hamberger, gà rán, pizza hay thịt nguội. Ở một số quốc gia, các món bún, phở, miến, mỳ... đặc trưng của Việt Nam cũng được xếp vào danh sách TPAN, mặc dù để nấu được một bát bún, tô phở không hề nhanh, ông Sơn nói.

Theo Viện trưởng Y học ứng dụng Việt Nam, TPAN chiếm lĩnh một phần quan trọng trong nền ẩm thực không chỉ bởi tính tiện lợi. Trái lại, TPAN thực chất có khả năng kích thích vị giác rất mạnh đối với người ăn.

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, các nhà kinh doanh đã đầu tư nghiên cứu, tìm cách cải thiện tpan không chỉ về chất lượng, yếu tố ngon miệng mà còn cả việc bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng. đơn cử, như gà rán ở các cửa hàng ăn nhanh hiện sử dụng hàng chục loại gia vị, có quy trình chế biến bí mật mà không nhà nội trợ thông thường nào có thể làm giống 100%, ông sơn chia sẻ.

Ngoài ra, TPAN còn có một yếu tố mang tính quyết định, khả năng bảo quản lâu, thích hợp trong nhiều hoàn cảnh. Thời gian qua, các loại TPAN đóng gói vẫn chiếm lợi thế trong những đợt cứu trợ hướng về miền trung nước ta. Trong khi đó, các loại đồ ăn như bánh chưng, dù chế biến rất cẩn thận, vận chuyển cấp tốc... nhưng vẫn bị hỏng chỉ sau vài ngày, TS, BS Trương Hồng Sơn cho hay.

Nhiều hiểu lầm dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực

Theo thống kê của Hiệp hội Mỳ ăn liền thế giới, trong năm 2019, đã có hơn 106 tỷ gói mỳ ăn liền được tiêu thụ trên toàn cầu. Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ năm trong số các quốc gia tiêu thụ mỳ ăn liền nhiều nhất thế giới với khoảng hơn 5,4 tỷ gói mỗi năm.

PGS, TS, BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia, nhận định, hiện có nhiều cách hiểu sai về TPAN nói chung và mỳ ăn liền nói riêng, dẫn đến việc sử dụng sai cách, thậm chí bị lạm dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Nhiều người tin rằng, mỳ ăn liền sử dụng các chất hóa học, chất bảo quản để giữ được lâu, vắt mỳ có màu đậm là bởi chiên bằng dầu cũ, đã sử dụng nhiều lần... thực tế, màu sắc của vắt mỳ được chiết xuất từ củ nghệ nhằm kích thích khẩu vị. ngoài ra, mỳ ăn liền đơn thuần đã được rút tối đa hàm lượng nước và độ ẩm nhằm hạn chế vi khuẩn, vi sinh vật có hại, bà lê bạch mai nói.

Pgs, ts, bs lê bạch mai dẫn các nghiên cứu cho hay, tình trạng khó tiêu vẫn thường được đổ lỗi do mỳ ăn liền chỉ có thể xảy ra khi sử dụng trong thời gian kéo dài. đồng thời, hiện tại trên thế giới chưa ghi nhận bất cứ nghiên cứu khoa học nào đủ tin cậy để khẳng định sử dụng mỳ ăn liền gây ung thư, sỏi thận.

Nếu chỉ ăn một loại thực phẩm, thiếu dinh dưỡng, hoặc hơn nữa là có lối sống thiếu khoa học, mắc các bệnh đường tiêu hóa, đang sử dụng Thu*c... thì bất cứ ai cũng sẽ bị khó tiêu, chứ không phải chỉ do mỳ ăn liền, bà Mai đánh giá.

Đồng tình với ý kiến nêu trên, có chuyên gia tại Hội thảo dẫn các nghiên cứu của WHO cho biết, bún, miến, phở chứa khoảng 3,3-6,2g muối, còn TPAN nói chung có từ 0,9-1,3g muối. Vì vậy, một số quốc gia đã xây dựng đề án hạn chế lượng muối để biến TPAN thành một trong những giải pháp giảm tiêu thụ muối chế độ ăn của người dân.

Những hiểu lầm khiến thực phẩm ăn nhanh gây hại cho sức khỏe -0 PGS, TS, BS Lê Bạch Mai trình bày tham luận về tác động của mỳ ăn liền trong cuộc sống hiện đại.

Đón bắt xu hướng đó, nhiều doanh nghiệp về TPAN đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nhằm giảm lượng muối, giảm lượng chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa trong sản phẩm; xây dựng các thực đơn riêng về giảm lượng calor, không có soda, ăn chay, tăng rau và hoa quả; kiểm soát các tác nhân gây ung thư, vi sinh vật có hại, kim loại nặng...

Tuy nhiên, đa phần đại biểu tại Hội thảo cho rằng, các doanh nghiệp cần tích cực hơn trong cải thiện TPAN theo hướng tốt cho sức khỏe, cụ thể là nâng cao chất lượng các khâu chế biến, sử dụng nguyên liệu an toàn, kiểm soát tồn dư hóa chất, đa dạng hóa sản phẩm... Đồng thời, tăng cường hàm lượng protein, bổ sung chất xơ, dần thay thế muối thông thường bằng các loại muối khoáng trong TPAN.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/khoa-hoc/nhung-hieu-lam-khien-thuc-pham-an-nhanh-gay-hai-cho-suc-khoe-624893/)

Tin cùng nội dung

  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY