Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Những lầm tưởng không đáng có khiến không ít người bệnh phải vào viện cấp cứu

Lầm tưởng trong ăn uống, dùng Thu*c khiến cho không ít người mắc người bệnh vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.

Bệnh diễn biến xấu do ăn uống không kiêng

Bệnh nhân N.T.C.V (56 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) được chẩn đoán mắc hen phế quản kèm theo viêm mũi dị ứng và chàm nhiều năm nay. Từ khi được chẩn đoán, bà V dùng Thu*c thường xuyên và tái khám định kỳ nên tình trạng hen được kiểm soát tương đối tốt qua các lần thăm khám.

Với cơ địa dị ứng, bà V được bác sĩ khuyên không ăn các loại thức ăn mà bà đã biết bị dị ứng như: tôm, một số loại cá nước mặn và mực. Tuy nhiên trong một lần ăn uống gần đây, bà thấy sức khỏe của mình ổn nên đã thử ăn món rau trộn cá ngừ (một loại cá nước mặn). Sau khi ăn vài giờ, bà lên cơn khó thở nặng và phải đi khám.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người bệnh được nhanh chóng cho thở oxy, phun khí dung giãn phế quản, sử dụng các Thu*c cấp cứu khác và theo dõi tình trạng sức khỏe.

Do đi khám kịp thời nên người bệnh được xử lý cấp cứu nhanh chóng, hiệu quả. Sau 6 giờ theo dõi, người bệnh khỏe hoàn toàn, được xuất viện để điều trị ngoại trú và hẹn tái khám sau 3 ngày.

TS.BS Nguyễn Như Vinh đang khám cho bệnh nhân.

Bệnh nhân N.V.B (14 tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp) vừa phải đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cấp cứu trong tình trạng ho nhiều, khó thở và khò khè. Tại phòng khám Hen - COPD, các bác sĩ cho biết bệnh nhân B bị hen phế quản cấp.

Cách đây 1 năm, bệnh nhân B được chẩn đoán mắc hen suyễn và điều trị tại địa phương. Hơn 2 tháng nay, thấy sức khỏe của bệnh nhân ổn, bố mẹ cho bệnh nhân ngưng dùng Thu*c kê theo toa mỗi ngày của bác sĩ vì cho rằng dùng nhiều sẽ bị tác dụng phụ.

Sau 2 tuần dừng Thu*c, bệnh nhân B bị khó thở hơn, cơ thể mệt mỏi phải xin nghỉ học. Sau đó, bệnh nhân B ho nhiều và khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân B được cho thở oxy, phun khí dung Thu*c dãn đường thở, tiêm Thu*c corticoid.

Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân khiến tình trạng của em B diễn tiến xấu hơn là do em tự ý ngưng Thu*c, đến khi triệu chứng trở nặng lại chỉ uống Thu*c dự phòng mà không biết cách sử dụng Thu*c cắt cơn hen đúng lúc.

3 lưu ý hay gặp ở người mắc bệnh hen

Theo số liệu năm 2020 của Tổ chức phòng chống hen toàn cầu (GINA), trên thế giới có khoảng 358 triệu người mắc hen suyễn. Tại Việt Nam, tỉ lệ người bệnh hen chiếm khoảng 4 - 5% dân số, số lượng người bệnh là trẻ em nhiều hơn so với người lớn. Theo một số nghiên cứu, tần suất hen ở trẻ 13 - 14 tuổi tại nước ta là 14.8%, đứng hàng thứ 4 trên thế giới.

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM mỗi ngày có hơn 50 lượt người bệnh đến khám vì hen. Mỗi năm, phòng khám Hen - COPD có khoảng 12.000 lượt khám. Trong đó, khoảng 50% người bệnh tái khám với tình trạng bệnh tương đối ổn định, 50% người bệnh đến khám lần đầu với các triệu chứng ho kéo dài, khò khè và khó thở.

TS.BS Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho hay, hen suyễn là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, phần lớn thời gian điều trị diễn ra tại nhà thông qua việc người bệnh sử dụng Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ, chủ động tránh các yếu tố bất lợi cho bệnh và xử lý các cơn hen cấp nhẹ nếu xảy ra.

Do vậy, bệnh hen có được kiểm soát tốt hay không, tình trạng cấp cứu hay Tu vong có xảy ra hay không phụ thuộc rất lớn vào việc tuân thủ điều trị tại nhà của người bệnh. Có thể nói, việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh.

Tuy nhiên, trên thực tế đã có không ít người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi tự chăm sóc tại nhà:

- Không sử dụng Thu*c theo toa của bác sĩ

- Sử dụng Thu*c cắt cơn thường xuyên mà không dùng Thu*c dự phòng

    Rụng tóc bao nhiêu sợi trong một ngày bạn cần nghĩ tới vấn đề bệnh lý và nguy cơ hói đầu

  • Đa số người mắc ung thư tinh hoàn thường phát hiện ở giai đoạn muộn: Những nghề nghiệp dễ mắc

  • Virus SARS-CoV-2 đáng sợ tới mức nào khi tấn công vào tim người bệnh?

- Tự ý ngưng Thu*c, không tránh các loại thực phẩm hoặc các yếu tố môi trường có thể gây hại… là những sai lầm thường gặp ở người bệnh hen suyễn.

Những sai lầm này có thể khiến người bệnh nhanh chóng lên cơn hen cấp, khó thở nặng phải nhập viện cấp cứu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, thậm chí khó thở dẫn đến Tu vong.

TS.BS Nguyễn Như Vinh khuyến cáo, trong quá trình điều trị bệnh hen, nếu người bệnh ho thành tràng dài, khò khè và khó thở thì cần nhận biết đây là các triệu chứng cho thấy người bệnh có thể bị lên cơn hen cấp.

Khi đó cần dùng Thu*c cắt cơn theo hướng dẫn của bác sĩ để làm dứt hoặc giảm các triệu chứng, nên lặp lại Thu*c cắt cơn mỗi 15-20 phút nếu triệu chứng chưa giảm. Khi đã dùng Thu*c cắt cơn 3 lần (trong vòng 1 giờ) mà triệu chứng không được cải thiện (hoặc nặng hơn sau 1-2 lần cắt cơn đầu tiên) thì phải nhanh chóng liên hệ bác sĩ điều trị và đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhung-lam-tuong-khong-dang-co-khien-khong-it-nguoi-benh-phai-vao-vien-cap-cuu-20200430155933853.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY