Dáng đẹp hôm nay

Những loại thực phẩm cần tránh ăn khi đói kẻo rước bệnh vào thân

Một số loại thực phẩm như: Chuối, sữa chua, dứa, khoai lang, cà phê... nếu ăn uống không đúng cách, không đúng thời điểm như ăn lúc đói thì có thể phản tác dụng, gây hại cho sức khỏe con người.

Nguyên nhân là do, các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột. Ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu.

Với hàm lượng magie và vitamin C dồi dào, chuối được coi là một "siêu" thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và tốt cho quá trình trao đối chất của cơ thể. Tuy nhiên, sẽ cực nguy hiểm nếu bạn ăn chuối khi đói.

Việc ăn chuối khi đói sẽ khiến hàm lượng magie tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch. Ngoài ra, lượng vitamin C có trong chuối khi vào cơ thể lúc đói cũng sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày của bạn.

Khoai lang là loại củ tốt cho đường tiêu hoá. Nó cũng chứa nhiều tinh bột nhưng không giống như gạo. Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa, nếu đói bụng mà ăn khoai lang sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày, khiến bạn có cảm giác đầy bụng, khó chịu và ợ chua.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta không nên ăn khoai lang khi đói. Đặc biệt, những người bị bệnh dạ dày càng nên tránh xa loại củ này lúc đói bụng, nếu không bệnh tình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi đói, nhiều người thường uống sữa để "đánh bay" cơn đói và tiếp thêm năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là thói quen gây hại cho sức khỏe.

Thói quen uống sữa khi đói bụng dễ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Ngoài ra, khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.

Việc bổ sung sữa chua khi đói bụng là thói quen gây hại cho sức khỏe, bởi khi đó, axit trong dạ dày sẽ tiết ra tiêu diệt các vi khuẩn axit lactic có trong sữa chua, làm giảm tác dụng của sữa chua.

Ăn sữa chua đúng cách là ăn sau bữa ăn từ 1-2 giờ đồng hồ hoặc trước khi đi ngủ. Khi đó, sữa chua sẽ phát huy hết tác dụng, giúp cơ thể tiêu hóa tốt thức ăn do dịch dạ dày đã được pha loãng, tính axit kiềm trong dạ dày làm cho các vi khuẩn axit lactic tăng trưởng thích hợp nhất.

Chứa nhiều vitamin, đường và các axit hữu cơ tốt cho sức khoẻ, cam, quýt là loại hoa quả được nhiều người yêu thích. Thậm chí, nhiều người còn có thói quen uống nước cam tươi vào mỗi buổi sáng để bổ sung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Việc bổ sung những loại quả thuộc họ cam lúc đói bụng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày bởi trong loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid… ăn khi đói sẽ làm tăng axit, dẫn đến tổn thương cho dạ dày.

Cà chua là một trong những thực phẩm chúng ta không nên ăn khi đói.

Trong cà chua chứa rất nhiều pectin – một dạng keo tự nhiên trong trái cây, đồng thời có nhiều chất keo dạng bột thuộc thành phần có tính hòa tan. Ăn cà chua lúc đói bụng rất dễ sinh ra các phản ứng hóa học với axit, khiến cho áp lực dạ dày tăng lên, gây giãn nở dạ dày cấp tính, khiến bạn cảm thấy đầy hơi, đau bụng.

Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, chúng ta không nên ăn dưa chuột hay sử dụng nước ép dưa chuột khi đói bụng.

Ăn dưa chuột khi đói có thể gây đau bụng, ợ nóng, đầy hơi và khó chịu. Đặc biệt, những người bị bệnh về dạ dày không nên ăn dưa chuột lúc đói vì cơn đau có thể trầm trọng hơn.

Khi đói, nhiều người thường lựa chọn cà phê vì nghĩ rằng chất caffeine có trong loại thức uống này sẽ ức chế cảm giác thèm ăn.

Trên thực tế, uống cà phê khi đói sẽ khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn, làm tăng tình trạng viêm trong niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, thói quen này còn khiến bạn cảm thấy khó chịu, buồn nôn, bồn chồn, tăng nhịp tim, dễ nổi nóng và thiếu khả năng tập trung.

Đường là một loại thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều đồ ngọt khi đói bụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bạn.

Ăn quá nhiều đường khi đói sẽ khiến lượng đường trong máu đột ngột tăng cao. Bởi trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ không thể tiết đủ insulin để duy trì mức độ bình thường của lượng đường trong máu, khiến đường huyết đột ngột tăng cao, dễ gây chứng mất ngủ.

Chúng ta không nên ăn đồ cay quá thường xuyên, đặc biệt là khi đói.

Đồ ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và tăng sản lượng axit trong dạ dày của bạn. Điều này góp phần đến rối loạn hệ tiêu hóa, thậm chí có thể gây ra các chứng ợ nóng, loét dạ dày vô cùng khó chữa...

Theo anninhthudo.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/nhung-loai-thuc-pham-can-tranh-an-khi-doi-keo-ruoc-benh-vao-than-20200605102826144.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY