Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những lưu ý khi dùng PrEP- Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người có nguy cơ nhiễm HIV cao. Vậy khi dùng PrEp cần lưu ý gì?...

Những ai có thể sử dụng PrEP

Hiện nay bộ y tế hướng dẫn các đối tượng sau nên dùng prep để dự phòng lây nhiễm hiv, cụ thể là: nam có quan hệ T*nh d*c đồng giới; người chuyển giới nữ; người B*n d*m; người tiêm chích M* t*y; bạn tình của người nhiễm hiv mà người nhiễm hiv đó chưa điều trị arv hoặc điều trị arv nhưng tải lượng hiv chưa đạt dưới ngưỡng phát hiện vi rút (vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu).

PrEP có phải là vắc xin không?

Phải khẳng định luôn rằng prep không phải là vắc xin. vắc xin giúp hệ miễn dịch sinh ra kháng thể của cơ thể để chống lại một nhiễm trùng nào đó trong thời gian dài. còn prep là sự kết hợp của 2 loại Thu*c kháng vi rút để dự phòng lây nhiễm hiv. prep cần phải được uống mỗi ngày. khi dừng, Thu*c hết tác dụng.

PrEP cần được uống hàng ngày.

Một người đang dùng PrEP, khi nào dừng sử dụng?

Ts.bs hoàng đình cảnh, phó cục trưởng cục phòng chống hiv/aids cho biết, khách hàng có thể chủ động dừng prep vì các lý do cá nhân như không còn hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv hoặc do tác dụng phụ của Thu*c... tuy nhiên trước khi dừng Thu*c, cần trao đổi với bác sĩ để đảm bảo không bị lây nhiễm hiv.

Thầy Thu*c có thể chỉ định cho khách hàng dừng sử dụng PrEP khi:

-Khách hàng đã thay đổi hành vi và không còn nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ: luôn sử dụng bao cao su đúng cách mỗi lần quan hệ T*nh d*c; không sử dụng chung bơm kim tiêm…

-Khách hàng chỉ có một bạn tình mà bạn tình có HIV âm tính và không có hành vi nguy cơ cao.

-vợ/chồng hoặc bạn tình nhiễm hiv đã điều trị arv trên 6 tháng và có tải lượng vi rút đạt dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/ml máu).

-Không có quan hệ T*nh d*c.

Khi có chỉ định ngừng prep, khách hàng là người quan hệ T*nh d*c qua đường *m đ*o hoặc người dự phòng nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cần tiếp tục sử dụng đến hết 28 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng. đối với người nam quan hệ T*nh d*c đồng giới qua hậu môn cần tiếp tục sử dụng Thu*c prep 2 ngày sau lần quan hệ T*nh d*c cuối cùng.

Nếu dùng PrEP, có cần sử dụng thêm bao cao su khi quan hệ T*nh d*c?

Theo ts hoàng đình cảnh, một người dùng prep vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ T*nh d*c, bởi vì:

Prep làm giảm nguy cơ lây nhiễm hiv nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ có khả năng lây nhiễm hiv nếu không sử dụng bao cao su.

Prep chỉ giúp phòng lây nhiễm hiv mà không phòng được các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c khác, không có tác dụng Tr*nh th*i, trong khi đó bao cao su vừa có tác dụng tránh lây nhiễm hiv vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c như lậu, giang mai viêm gan b, c...và giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn.

Vì vậy, để an toàn nhất, bạn luôn dùng prep và sử dụng bao cao su khi quan hệ T*nh d*c như biện pháp bổ sung cho nhau.

PrEP khác gì với K=K như thế nào?

K = k (viết tắt là không phát hiện = không lây truyền): là những người đã nhiễm hiv điều trị Thu*c arv mỗi ngày để đạt được ức chế tải lượng hiv dưới 200 bản sao/ml máu – và thường đạt được sau 6 tháng uống Thu*c, khi đó không làm lây truyền hiv sang bạn tình của họ.

Prep là người chưa nhiễm hiv uống Thu*c arv để dự phòng không bị lây nhiễm hiv qua các hành vi nguy cơ.

Thu*c prep là kết hợp 2 loại Thu*c kháng vi rút, còn Thu*c điều trị cho người nhiễm hiv để đạt được k=k là kết hợp 3 loại Thu*c kháng vi rút. dù cùng có bản chất là Thu*c kháng vi rút nhưng đây là sự kết hợp Thu*c khác nhau cho mục đích sử dụng khác nhau.

Dự phòng trước và sau phơi nhiễm HIV giống và khác nhau như thế nào?

Mặc dù đều là dự phòng nhiễm hiv bằng Thu*c kháng hiv nhưng chúng có những điểm giống và khác nhau cơ bản như sau:

Giống nhau:

Prep (dự phòng trước phơi nhiễm) và pep (dự phòng sau phơi nhiễm) đều là biện pháp dự phòng lây nhiễm hiv bằng cách uống Thu*c arv.

PrEP và PEP đều áp dụng cho người chưa nhiễm HIV nhưng có nguy cơ nhiễm HIV.

Khác nhau:

PrEP

PEP

Về tên gọi

Dự phòng trước phơi nhiễm

Dự phòng sau phơi nhiễm

Uống khi nào?

Trước khi phơi nhiễm HIV

Uống mỗi ngày trước khi có nguy cơ nhiễm HIV

Sau khi phơi nhiễm HIV

Điều trị khẩn cấp: uống trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm HIV

Ai cần dùng?

Người chưa nhiễm HIV nhưng:

Người chưa nhiễm HIV nhưng đã bị phơi nhiễm HIV:

Hiệu quả

Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ T*nh d*c hơn 90% và tiêm chích M* t*y tới 70%.

Phòng lây nhiễm HIV nếu uống đúng đủ và càng sớm càng tốt.

Thế nào là PrEP theo tình huống?

Hầu hết người sử dụng prep là dùng Thu*c arv uống hàng ngày để dự phòng lây nhiễm hiv. tuy nhiên còn có thể dùng prep không thường xuyên, tức là chỉ khi có tình huống, là khi dự đoán sẽ có quan hệ T*nh d*c với bạn tình có nguy cơ lây nhiễm hiv, khi đó sẽ dùng prep trước và sau khi quan hệ T*nh d*c để dự phòng lây nhiễm hiv, người ta gọi là dùng prep theo tình huống.

Cách uống PrEp theo tình huống.

Prep theo tình huống chỉ dùng cho đối tượng nam quan hệ T*nh d*c đồng giới có chỉ định dùng prep và khi tần suất quan hệ T*nh d*c trung bình dưới 2 lần/tuần. những người này cũng cần chắc chắn rằng có Thu*c để đảm bảo được việc dùng Thu*c arv trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ T*nh d*c.

Không sử dụng prep theo tình huống cho: phụ nữ hoặc người chuyển giới nữ; chuyển giới nam có quan hệ T*nh d*c qua đường *m đ*o; nam quan hệ T*nh d*c với nữ qua đường *m đ*o/hậu môn.; người có viêm gan b mạn tính; người tiêm chích M* t*y.

Về cơ bản, khi một khách hàng muốn dùng prep sẽ được bác sĩ trao đổi trước khi đưa ra quyết định dùng prep theo tình huống hay prep hàng ngày là phù hợp với họ. lịch khám và theo dõi sử dụng prep theo tình huống giống như prep hàng ngày.

Về cách sử dụng prep uống theo tình huống: do không uống hàng ngày nên prep sẽ được dùng theo công thức: 2 1 1 tức là:

-Uống 2 viên (liều đầu tiên) trước khi quan hệ T*nh d*c 24 giờ, chậm nhất là 2 giờ trước khi có quan hệ T*nh d*c.

-Uống viên thứ 3: sau 24 giờ tính từ khi uống liều đầu tiên

-Uống viên thứ 4: sau 24 giờ tính từ khi uống liều thứ hai.

Nếu uống đúng hướng dẫn, người có quan hệ T*nh d*c đồng giới cũng có thể bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV.

Xuân Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-luu-y-khi-dung-prep-dieu-tri-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-n176107.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Máu, tinh dịch, dịch tiết *m đ*o, dịch nôn mửa, sữa mẹ hoặc mủ từ người bị nhiễm HIV có thể gây nhiễm. Bài viết này nói về những nguy cơ nhiễm HIV ở nhân viên y tế và những khuyến cáo giúp phòng tránh.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY