Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Những lý do khiến việc điều trị viêm khớp không triệt để

Có một số nguyên nhân khiến việc điều trị viêm khớp không hiệu quả. Điều này gây nhiều ảnh hưởng cho việc điều trị của bệnh nhân, mất nhiều thời gian hơn...

khi bị đau nhức xương khớp, nhiều bệnh nhân trước tiên sẽ thử tự điều trị tại nhà xem các triệu chứng có thuyên giảm hay không. chỉ khi nào thật sự đau không chịu đựng được hoặc bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng thì người bệnh mới đến gặp các y bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Chính vì những suy nghĩ bảo thủ này mà các triệu chứng viêm khớp không được điều trị kịp thời và dứt điểm. khiến bệnh ngày càng phát triển theo chiều hướng nặng hơn. gây tốn thời gian, công sức và chi phí điều trị. cùng theo dõi những nguyên nhân khiến việc điều trị bệnh lý không đạt được kết quả cao thông qua chia sẻ sau đây:

Những lý do khiến chứng viêm khớp không được điều trị dứt điểm

Theo ý kiến của bác sĩ nguyễn thanh bảo tuấn, có khá nhiều bệnh nhân khi đến bệnh viện thăm khám đều có những dấu hiệu bệnh trở nặng. chứng viêm khớp đang dần chuyển sang giai đoạn mạn tính, gây nhiều thiệt hại cho khớp xương của người bệnh. điều này thường xuất phát từ việc bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị không khoa học, khiến bệnh dai dẳng không dứt.

1. Thời gian tự điều trị quá dài

Khi bị đau nhức do viêm khớp gây nên, hầu hết người bệnh trước khi thăm khám với bác sĩ sẽ thử một số hình thức tự điều trị tại nhà như các cây Thu*c dân gian, tự mua Thu*c giảm đau về uống, miếng dán giảm sưng hoặc dùng dầu nóng để xoa bóp…

Mặc dù việc tự điều trị đôi có thể làm giảm đau ngắn hạn, nhưng các chuyên gia khuyên bệnh nhân không nên dùng các biện pháp này để thay thế và điều trị lâu dài.

2. Không tuân thủ liệu trình điều trị

Nhiều bệnh nhân sau khi đã thăm khám đã đồng ý với bác sĩ về phác đồ điều trị. Tuy nhiên, do tính chất công việc hoặc khi thấy có dấu hiệu giảm đau mà bệnh nhân không dùng Thu*c theo thời gian quy định.

Ngoài ra, những người bị đau nhức khớp xương thường bỏ qua các bài tập tại nhà hoặc không tham gia đầy đủ các buổi vật lý trị liệu với bác sĩ chuyên khoa. Điều này khiến bệnh lâu lành, cơ thể xuất hiện nguy cơ kháng Thu*c và khiến cơn đau nhức tái đi tái lại liên tục.

3. Sợ tác dụng phụ từ Thu*c

Nhiều bệnh nhân sau khi đọc danh sách các tác dụng phụ có thể liên quan đến một loại Thu*c cụ thể trong phác đồ điều trị. họ có thể sẽ tự ý loại bỏ Thu*c ấy ra khỏi đơn Thu*c của bác sĩ. hành động này làm cho các dược lý của những loại Thu*c còn lại không được đảm bảo phát huy hết công dụng. khiến việc điều trị không được hiệu quả đúng như dự định của bác sĩ.

Bệnh nhân nên nhận thức rằng các tác dụng phụ gây ra phản ứng bất lợi chỉ có xác suất rất nhỏ. để tránh gặp tình trạng không mong muốn, bạn có thể báo cáo với bác sĩ để tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề này. đừng để nỗi sợ hãi về tác dụng phụ chưa chắc xảy ra mà khiến quá trình điều trị bị gián đoạn.

4. Dùng các loại Thu*c có thời gian hiệu quả khá dài

Việc đau nhức ở nhiều người bệnh thường kéo dài do dùng nhiều loại Thu*c điều trị viêm khớp không có tác dụng ngay lập tức. nhất là khi dùng các loại Thu*c điều trị viêm khớp dạng thấp như Thu*c chống thấp khớp dmards, hoặc Thu*c chỉnh sửa phản ứng sinh học…

Bên cạnh đó, có những mũi tiêm đòi hỏi phải đầy đủ liệu trình, số lượng mới bắt đầu phát huy công dụng, cho kết quả điều trị rõ rệt. do đó, bạn cần hỏi rõ bác sĩ khi áp dụng điều trị bằng các loại Thu*c này, tránh nôn nóng vì không thấy kết quả mà đánh giá sai phương pháp điều trị.

5. Tâm lý sợ nghiện Thu*c

Có một số bệnh nhân bị viêm khớp có “bóng ma” tâm lý là sợ dùng Thu*c giảm đau sẽ gây nghiện. mỗi lần có những cơn đau ở khớp xương là bắt buộc phải dùng Thu*c mới thuyên giảm.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ về những lo lắng của bản thân. điều này khá quan trọng vì bác sĩ sẽ giải thích cho bạn sự khác biệt giữa việc phụ thuộc khi dùng Thu*c và sự nghiện Thu*c. từ đó sẽ giúp xóa tan rào cản tâm lý, giúp bạn yên tâm điều trị và cho kết quả khả quan hơn.

6. Sợ tiêm Thu*c

Một số loại Thu*c hỗ trợ điều trị chứng viêm khớp dạng thấp như: methotrexate, enbrel, humira, cimzia và simponi được dùng bằng cách tiêm. nhưng có một số bệnh nhân bị hội chứng sợ kim tiêm, gây trở ngại khá lớn cho việc điều trị.

Ngày nay, các nhà sản xuất đã phát triển nên các dụng cụ tiêm tự động để khiến việc tiêm Thu*c trở nên đơn giản nhất. nếu bạn vẫn không thể vượt qua sự ám ảnh tâm lý, hãy nói chuyện với bác sĩ để xem xét về cách lựa chọn phương pháp điều trị khác thích hợp hơn.

Những nguyên nhân trên đây chỉ là những dẫn chứng điển hình của việc khiến cho việc điều trị viêm khớp không hiệu quả. bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu vấn đề của bản thân ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-ly-do-khien-viec-dieu-tri-viem-khop-khong-triet-de)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY