Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Những món ăn ngon cho người bị bệnh Gout

Những món ăn ngon cho người bị bệnh Gout phải đảm bảo giá trị dinh dưỡng cân bằng và không làm tăng nồng độ axit uric, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

các món ăn cho người bệnh gout phải đảm bảo không chứa nhiều đạm (purin), dầu mỡ với các giá trị dinh dưỡng phải được cân bằng. nếu không thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn. 

Vì vậy cần chế biến món ăn đúng cách để tình trạng bệnh không bị ảnh hưởng. bạn có thể tham khảo 5 món ăn được chúng tôi tổng hợp trong bài viết sau.

5 món ăn ngon cho người bị bệnh Gout

Món ăn phù hợp với người mắc bệnh gout phải chứa ít đạm và dầu mỡ. vì các thành phần này khi được hấp thu vào cơ thể sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric khiến bệnh chuyển biến trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây vào món ăn để cân bằng dinh dưỡng và hỗ trợ quá trình đào thải của thận.

1. Salad rau

Salad rau là món ăn mà người mắc bệnh gout nên bổ sung hằng ngày. rau xanh có tính kiềm nên sẽ giảm độ axit trong thận, giúp thận bài tiết tốt hơn. đồng thời các khoáng chất, vitamin và hàm lượng nước dồi dào trong nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ cơ thể trao đổi chất, thanh lọc những độc tố và cân bằng thành phần điện giải.

Món ăn này không chỉ dễ thực hiện mà bạn còn có thể linh hoạt thay đổi loại rau để phù hợp với khẩu vị. người bị bệnh gout nên bổ sung món ăn này ít nhất 3 lần/ tuần để hỗ trợ quá trình bài tiết và giải phóng axit uric ra khỏi cơ thể.

Nguyên liệu:

    Rau xà lách

Thực hiện:

    Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu

Salad rau còn giúp bạn duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế tình trạng béo phì và nguy cơ mắc những bệnh lý nguy hiểm.

2. Canh nấm rơm đậu hũ

Người bệnh gout phải kiêng hoàn toàn nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, nội tạng động vật và hải sản. vì vậy bạn nên bổ sung nguồn đạm thực vật để cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động. nấm rơm là loại thực vật chứa nguồn đạm vừa đủ, thích hợp với người bệnh gout. ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều loại vitamin và axit amin, đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.

Đậu hũ được chế biến từ đậu nành, chứa đạm thực vật, chất xơ và vitamin. nguồn đạm từ đậu hũ dễ hấp thu và không quá dồi dào như đạm động vật, vậy nên sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến bệnh. món ăn này có tính mát, thanh nhiệt và giàu chất xơ, bạn nên bổ sung từ 2 – 3 lần/ tuần để cải thiện sức khỏe.

Nguyên liệu:

    200g nấm rơm

Thực hiện

    Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu

Canh nấm đậu hũ có hương vị thơm ngon, dễ ăn và tốt cho sức khỏe nên không chỉ dành với bệnh nhân gout mà phù hợp với nhiều đối tượng.

3. Rau củ hầm

Rau củ hầm bao gồm những nguyên liệu từ thiên nhiên rất phù hợp với bệnh nhân gout. không chỉ cung cấp chất xơ, món ăn này có chứa nhiều tinh bột cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho người bệnh.

Nguyên liệu:

    1 trái bắp ngọt

Thực hiện:

    Làm sạch và cắt nhỏ các nguyên liệu

Món ăn này rất thanh đạm và tốt cho sức khỏe, bạn nên bổ sung 3 lần/ tuần để cung cấp năng lượng và cải thiện sức khỏe cho cơ thể.

4. Cà tím xào

Cà tím chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp duy trì huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. huyết áp và bệnh gout là hai yếu tố có mối quan hệ mật thiết, phần lớn bệnh nhân gout dễ gặp biến chứng về mạch máu và tim mạch.

Để ngăn chặn những biến chứng này, bạn nên bổ sung cà tím để điều hòa axit uric, giảm áp lực lên mạch máu và tăng cường hệ miễn dịch.

Nguyên liệu:

    300g cà tím

Thực hiện:

    Rửa sạch cà tím và cắt miếng vừa ăn

Bạn nên sử dụng dầu olive thay cho mỡ động vật để tránh gây hại cho cơ thể. Mỡ động vật làm tăng cholesterol, gây béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

5. Canh cá

Mặc dù người bệnh gout không được khuyến khích ăn hải sản nhưng bạn vẫn có thể bổ sung 1 bữa cá/ tuần để đảm bảo hàm lượng canxi cho cơ thể.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn những loại cá chứa ít purin như cá lóc, cá chép,… hạn chế ăn cá biển vì chúng chứa nhiều đạm và có tính lạnh, có khả năng khiến tình trạng đau nhức khớp thêm trầm trọng.

Nguyên liệu:

    1 con cá chép

Thực hiện:

    Sơ chế cá và các nguyên liệu

Ngoài những món ăn được chúng tôi tổng hợp trong bài viết, bạn có thể linh hoạt trong việc chế biến để đa dạng hương vị, giúp món ăn hấp dẫn hơn. tuy nhiên cần chú ý cách chế biến, hạn chế món ăn nhiều dầu hoặc món nướng. kết hợp chế độ dinh dưỡng với các loại Thu*c điều trị, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/mon-an-ngon-cho-nguoi-bi-benh-gout)

Tin cùng nội dung

  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY