Bài thuốc dân gian hôm nay

Những ngày đèn không sáng nơi nhiều ca Covid-19 nặng điều trị

- Những dãy hành lang tối. Những phòng bệnh đóng kín cửa. Thỉnh thoảng, trên hành lang không có ánh sáng đèn điện, lác đác bóng dáng một vài nhân viên y tế qua lại.

“Lượng bệnh nhân ít đi không có nghĩa là dịch Covid-19 đã kết thúc. Chúng tôi vẫn luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho mọi tình huống”, anh Bắc nói.

Nếu không có diễn biến mới, hơn 10 ngày nữa khi hết thời gian cách ly, các y bác sĩ còn lại trong khoa sẽ được trở về nhà nghỉ ngơi 1- 2 tuần trước khi quay lại viện tiếp tục công việc. Tuy nhiên, bác sĩ Bắc không hẹn trước với gia đình ngày trở về.

“Tôi thường nói với vợ, anh sẽ chỉ gọi thông báo trước ngày về 1 hôm. Bởi số ngày còn dài, biết đâu có ca bệnh cần cấp cứu thì chúng tôi sẽ tiếp tục phải ở lại’, bác sĩ Bắc tâm sự.

Làm việc tại nơi có các ca Covid-19 nặng, anh Bắc đã quen với bộ đồ bảo hộ kín mít mỗi khi phải vào buồng bệnh điều trị cho bệnh nhân. Anh bảo, lúc có ca diễn biến xấu, anh và nhiều đồng nghiệp thậm chí còn “luyện” được thói quen gần nửa ngày không ăn, không uống, không đi vệ sinh để có thể luôn theo dõi sát bệnh nhân.

“Khi mặc đồ bảo hộ, lực đè ép của mặt nạ thường xuyên tạo ra những vết hằn trên mặt, thậm chí có lần xong việc tôi mới biết mặt bị chảy khá nhiều máu do phần nhựa thừa trên kính bảo hộ đâm phải. Nhưng chúng tôi quen rồi nên không hề cảm thấy khó khăn”, bác sĩ Bắc kể.

Những ngày đèn không sáng nơi nhiều ca Covid-19 nặng điều trị
Bác sĩ Trần Văn Bắc - Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW 2

Với nhiều bác sĩ tại Khoa Cấp cứu, thời gian khi điều trị các ca bệnh thường trôi qua rất nhanh vì phải liên tục đưa ra đánh giá, điều chỉnh can thiệp theo diễn biến của người bệnh.

Tuy nhiên, từng ngày cách ly tại viện trước khi được trở về nhà lại thật dài. Bác sĩ Bắc đã xa nhà hơn 1 tháng, bác sĩ Cấp cũng chưa về nhà khoảng 2 tháng nay. Rất nhiều y bác sĩ khác thậm chí còn ở lại viện ngay từ thời điểm có ca dương tính đầu tiên.

“Khoảnh khắc khi thấy các đồng nghiệp vẫy tay chào mình để rời viện, tôi cũng có chút buồn và chạnh lòng vì nhớ người thân. Chỉ mong dịch sớm qua để tất cả chúng tôi đều được trở về thăm gia đình một thời gian”, anh Bắc tâm sự.

Khi được về nhà, bác sĩ Cấp dự định sẽ đưa cả gia đình về quê, bác sĩ Bắc sẽ thực hiện lời hứa đi chơi cùng đứa con 3 tuổi.

Tuy nhiên, song song với dự định của bản thân, họ cùng các bác sĩ khác của Khoa Cấp cứu nói riêng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nói chung vẫn luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để quay trở lại với công việc bất cứ lúc nào.

Nguyễn Liên

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/nhung-ngay-den-khong-sang-noi-nhieu-ca-covid-19-nang-dieu-tri-638094.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY