Dinh dưỡng hôm nay

Những người không nên ăn cà tím, tránh rước bệnh vào người

Cà tím sẽ trở thành Thu*c độc gây hại sức khỏe nếu sử dụng sai cách.

Trẻ dưới 3 tuổi

Cà tím có vỏ dai, cứng. Còn trẻ dưới 3 tuổi có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh ăn cà tím cả vỏ với lượng lớn sẽ bị khó tiêu, đâu bụng.

Người có chức năng tiêu hóa kém

Người có chức năng tiêu hóa kém ăn cà tím tuy không gây ra đau bụng, khó tiêu như đối với trẻ nhỏ nhưng họ vẫn có thể cảm thấy khó chịu vì sau khi ăn cà tím bởi lớp vỏ rất dai và cứng.

Nhóm người này nên gọt bỏ vỏ cà tím trước khi ăn để tránh làm tăng gánh nặng lên dạ dày.

Người bị bệnh hen suyễn

Cà tím cung cấp lượng calo thấp nên người cao tuổi và người béo phì có thể ăn. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn nên tránh loại thực phẩm này.

Người bị bệnh dạ dày

Cà tím tính hàn, ăn nhiều có thể làm dạ dày bị khó chịu, gây ra tiêu chảy. Do đó, người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại quả này.

Người hay bị dị ứng

Theo các nhà khoa học Ấn Độ, cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và có thể bộc phát ở một số người mẫm cảm, gây ra hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên nhân là do cà tím chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng. Tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn nấu chín cà tím trước khi ăn.

Người thiếu máu, thiếu sắt

Vỏ cà tím chứa anthocyanin. Chất này sẽ "bắt giữ" các ion sắt có trong các thực phẩm khác và trong cơ thể, làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Bên cạnh đó, nó cũng làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các ion kẽm và đồng. Những người bị thiếu máu, thiếu sắt phải kiểm soát lượng anthocyanin. Do đó, những người này nên tránh ăn cà tím và bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật.

Theo Thanh Huyền/Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/an-ngon/nhung-nguoi-khong-nen-an-ca-tim-tranh-ruoc-benh-vao-nguoi-1406263.html)

Chủ đề liên quan:

cà tím tránh ăn cà tím vỏ cà tím

Tin cùng nội dung

  • Các thứ dưới đây được khuyến nghị không nên bảo quản trong môi trường lạnh bởi sẽ gây ra những chất độc gây hại cơ thể:
  • Khi bị tăng cholesterol, trường hợp nhẹ, bác sĩ thường cho lời khuyên không ăn nội tạng động vật, trứng, mỡ… Trường hợp nặng, bác sĩ sẽ kê toa Thu*c.
  • Pha xì dầu với chanh, ớt, đường. Nước chấm có vị chua băm nhuyễn vào nước chấm. Thưởng thức: Đổ nước chấm lên cà, dùng nóng
  • Cho 1/2 TPS dầu ăn vô chảo, phi tỏi cho thơm, rồi cho cà tím vào xào hơi chín, kế đến thịt xay. Trừ lá quế, cho tất cả các gia vị còn lại xào cho đến khi cà tím chín, cho lá quế vào trộn đều, rồi trút ra đĩa.
  • Dầu nóng, cho poarô vào phi thơm, vàng, rưới lên trên cà. Nước chấm: Pha xì dầu với chanh, ớt, đường. Nước chấm có vị chua băm nhuyễn vào nước chấm.
  • SKĐS-Cà tím rất có lợi nhưng nếu ăn cà tím sai cách dễ gây ngộ độc. Để tận dụng được những giá trị dinh dưỡng, bạn nên biết những điều lưu ý sau để loại bỏ chất độc hại.
  • Một ngày, đi chợ mà không biết nên mua gì cho bữa ăn. Tháng 7 đến rồi, trời oi ả. Rau muống hết luộc lại xào.
  • Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím. Tên Hán gọi cà với tên chung là Nuy qua. Tên khoa học: Solanum melongema, họ cà.
  • Cà là loại cây trồng hoặc mọc hoang ở những vùng đất ẩm, mỗi loại cà cũng có hình dáng, màu và kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn cà pháo quả tròn bé màu trắng hay vàng, rất nhiều quả và có khi cho thu hoạch quanh năm.
  • Có nhiều loại thực phẩm được liệt vào sổ đen của bệnh viêm khớp vẩy nến mà chúng ta cần hạn chế.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY