Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những người tuyệt đối không nên ăn mít

Mít là loại quả được nhiều người ưa chuộng nhưng không phải ai cũng có thể ăn chúng.

Mít rất giàu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin a, vitamin c, canxi, kali, sắt, thiamin, riboflavin, niacin, magneisum và nhiều chất dinh dưỡng khác. ăn mít thường xuyên với một liều lượng vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh ung thư, duy trì vẻ đẹp cho làn da… nhưng mít không “lành” với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc các bệnh dưới đây:


Ảnh minh họa.

Người bị gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu, mít giàu dưỡng chất, và nhiều vitamin, tuy nhiên loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan, vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.

Người bị suy thận mãn tính

Với những bệnh nhân bị suy thận mãn tính nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến Tu vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.

Người bị tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng chất đường". trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Người bị suy nhược, sức khỏe yếu

Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

Ăn mít như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít cần bổ sung đủ nước và rau xanh.

Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít.

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-mit-33587.html

Theo Anh Đào/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-mit/20210130043342053)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Có nhiều nguyên nhân gây suy thận như tăng huyết áp, đái tháo đường, sỏi thận,... và có tới 10% bệnh nhân bị suy thận là do viêm cầu thận.
  • Em mắc bệnh viêm cầu thận và hội chứng thận hư từ năm 2006, và đến nay bệnh lại tái phát lại.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Tilburg (Hà Lan) sau khi khảo sát ở 5.785 người tại Mỹ trong 10 năm.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY