Những sự thật và bí ẩn hấp dẫn nhất nằm ở cách con người và tương tác với nhau. Từ những người có thể nghe thấy để nhìn thấy chúng trong cảm xúc của người khác, màu xanh lá cây và tất cả những màu còn lại sẽ không chỉ đơn thuần là nữa.
Màu đỏ có lẽ là màu đầu tiên được loài người sử dụng rất nhiều. Sự phổ biến này bắt đầu từ thời tiền sử nhưng có thể không liên quan gì đến sắc thái rực rỡ của nó. Đó là một phần thưởng. Điều khiến màu đỏ trở nên phổ biến rộng rãi và thân thiện với người dùng như vậy chính là đất son (hoàng thổ).
Loại sắc tố tự nhiên này rất dễ tìm và sử dụng. Nó không bao giờ phai màu, nhưng bám dính vào da và tường. Những người đầu tiên sử dụng đất son thậm chí chưa phải là người hiện đại. Phát hiện lâu đời nhất là một nhóm gồm 70 mảnh đất son tại một địa điểm nơi Người đứng thẳng (Homo erectus) sống cách đây 285.000 năm. Người Neanderthal cũng đã vẽ nó 250.000 năm trước. Trong số những di vật sớm nhất của người Homo sapien liên quan đến đất son là một vỏ sò chứa hỗn hợp bột màu, mỡ và than có niên đại khoảng 100.000 năm.
Đất son cũng có những ứng dụng khác. Nó được sử dụng để vẽ lên các ngôi mộ, che da, xua muỗi, điều trị bệnh và bệnh ngoài da, và là biểu tượng của nhiều thứ khác nhau. Nó cũng là một thành phần trong keo dán và chế biến thực vật. Đất son vẫn được sử dụng trong một thời gian dài, thậm chí bởi cả các nghệ sĩ thời trung cổ và thời Phục hưng.
Mặc dù nước không màu, nó làm lại làm sẫm màu của vật liệu. Có một lý do khoa học hấp dẫn đằng sau hiện tượng này. Vật liệu sẫm màu khi bị ướt không liên quan gì đến chất liệu điểm vải hay vải ướt thực sự chuyển sang màu sẫm hơn, mà ảo giác này là do bước sóng ánh sáng tương tác với mắt người.
Có hai điều sẽ xảy ra khi ánh sáng chiếu vào một vật thể. Vật thể sẽ hấp thụ và phản xạ lại một lượng ánh sáng nhất định. Bước sóng phản xạ khỏi vật thể và quay trở lại mắt người tạo ra sự cảm nhận về màu sắc. Ví dụ, một miếng vải màu vàng, hấp thụ mọi thứ trừ bước sóng màu vàng. Màu chúng ta nhìn thấy là sắc thái của bước sóng được phản xạ lại.
Bề mặt khô và ướt phản xạ ánh sáng khác nhau. Sự ẩm ướt, như vết nước hoặc vết mồ hôi, thay đổi góc ánh sáng theo cách có nhiều bước sóng màu vàng phản xạ vào tấm vải hơn là vào mắt của người. Điều này khiến người xem thấy chỗ ướt sẫm màu hơn, so với vải khô xung quanh phản xạ nhiều màu sắc hơn vào mắt của anh ấy hoặc cô ấy.
Mắt người có thể phân biệt khoảng một triệu màu, nhưng màu xanh lơ là một lỗi lầm muộn. Vào những năm 1800, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sử thi The Odyssey của Homer. Cả một thiên trường ca không có lấy một từ nói đến màu xanh lơ. Thay vào đó, Homer đã sử dụng những sắc thái kỳ lạ, bao gồm “màu rượu vang sẫm” để miêu tả biển.
Trong những năm tiếp theo, các học giả đã mổ xẻ những tác phẩm của người HIndu, Trung Quốc, Iceland, Ả Rập và Do Thái. Không có từ nào nói về màu xanh lơ. Những người đầu tiên sử dụng nó là người Ai Cập cổ đại, nền văn minh duy nhất biết bí mật để sản xuất Thu*c nhuộm màu xanh lơ. Các nhà khoa học hiện đại đang cố gắng tìm hiểu xem lỗ hổng có trong nhiều nền văn hóa có đồng nghĩa với việc con người không thể cảm nhận được màu sắc này hay không.
Một nghiên cứu thú vị đã được công bố vào năm 2006. Bộ lạc Himba ở Namibia không có thuật ngữ cụ thể nào về màu xanh lơ và không phân biệt được màu này với màu xanh lá cây. Trong các thử nghiệm, họ đã vô cùng khó khăn để chọn ra một hình vuông màu xanh lơ trong số 11 hình màu xanh lục.
Tuy nhiên, họ lại có một khả năng phi thường để phát hiện các sắc thái khác nhau của màu xanh lá cây mà người khác không thể nhìn thấy. Các nghiên cứu như thế này gợi ý rằng màu xanh lơ vẫn phong phú như ngày nay, nhưng chỉ mãi đến gần đây mắt con người mơi có thể tách rời nó thành một sắc thái riêng biệt.
Nhiều loài chim hiện đại đẻ ra những quả trứng với lớp vỏ rất đẹp. Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hai sắc tố tạo nên những quả trứng đẹp đẽ này, protoporphyrin và biliverdin, hóa ra cũng có trên vỏ trứng của oviraptor, một loài khủng long nhỏ tương tự như chim.
Để tìm hiểu thêm, các nhà khoa học mở rộng nghiên cứu. Họ phân tích trứng từ các loài chim hiện có, bao gồm chim nhạn, đà điểu châu Úc và gà. Để so sánh, họ đã sử dụng trứng hóa thạch của 15 loài Cretaceous và những loài chim đã tuyệt chủng. Những gì tìm thấy đã phá vỡ quan điểm cho rằng màu vỏ trứng là sự phát triển gần đây của trứng chim.
Hai sắc tố màu cũng xuất hiện trong những quả trứng cổ xưa hơn, đặc biệt là trứng của những con khủng long eumaniraptoran. Điều này rất có ý nghĩa vì chúng là tổ tiên của các loài chim sống ngày nay. Đáng kinh ngạc là một số vỏ trứng của loài eumaniraptoran có hình dáng và màu sắc giống hệt với trứng chim hiện đại.
Sự ngụy trang màu sắc này có lẽ đã phát triển khi một số loài khủng long từ bỏ những chiếc tổ bị chôn vùi để bảo vệ trứng của chúng trên mặt đất. Đáng ngạc nhiên là điều này có nghĩa những chiếc vỏ trứng nhiều màu sắc đã tiến hóa hàng triệu năm trước khi những con chim đẻ ra chúng.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng những thành ngữ như “xanh mặt vì ghen tị” không chỉ là một cách nói văn vẻ. Tùy thuộc vào cảm xúc, mặt của chúng ta thực sự thay đổi màu sắc. Thói quen “đổi màu” này, có liên quan với lưu lượng máu, là rất kín đáo. Đa phần màu sắc nhạt đến mức người khác chỉ vô thức tiếp nhận cảm xúc thật của người đó.
Các khu vực bị ảnh hưởng vòng quanh lông mày, má, cằm và mũi. Với sự trợ giúp của một chương trình máy tính và hiểu biết về cách con người nhìn thấy màu sắc, lần đầu tiên các nhà khoa học đã tiết lộ bảng màu của mặt.
Sự ghê tởm sẽ biểu hiện thành sắc mờ màu xanh lơ-vàng quanh miệng và tô màu đỏ-xanh lục cho trán và mũi. Hạnh phúc truyền cho má và thái dương màu đỏ nhưng lại nhuộm màu xanh lơ cho cằm. Kỳ lạ là “ngạc nhiên” lại rất gần với “hạnh phúc” với trán đỏ hơn và cằm ít màu xanh lơ hơn.
Nhìn vào hình ảnh của một khuôn mặt trung tính, những người tình nguyện hầu như có thể chọn đúng cảm xúc khi màu sắc của nó được đặt lên trên hình ảnh. Những hình ảnh khác cho thấy sắc thái sai lệch của một biểu hiện, ví dụ, màu sắc vui vẻ trên khuôn mặt tức giận. Nhưng những người tình nguyện theo bản năng cảm thấy có điều gì đó không ổn, mặc dù họ không thể nói đó là gì.
Khoảng 4% nhân loại có thể nghe thấy màu sắc. Tình trạng, được gọi là cảm giác kèm (synesthesia), là có thật. Chụp não đã chứng minh rằng những vùng não phụ trách hình ảnh và âm thanh được kích hoạt khi ai đó trải nghiệm hiện tượng này.
Các nhà khoa học đã hiểu một số điều về khả năng bí ẩn này. Một âm thanh hoặc từ ngữ có thể tự động kích hoạt một màu trong “mắt” của não bộ. Synesthesia cũng xuất hiện ở những người mà bộ não có nhiều kết nối giữa các vùng giác quan hơn bình thường.
Một nghiên cứu năm 2018 đã quyết định tìm kiếm câu trả lời nằm trong ADN. Đây không phải là một ý tưởng tồi bởi vì cảm giác kèm thường có tính gia đình. Ba nhóm được chọn, mỗi nhóm gồm một số người thuộc ba thế hệ. Mỗi người đều có dạng âm thanh-màu sắc của tình trạng này. (Những người bị synesthesia có sự chồng chéo khác nhau giữa các giác quan).
Việc giải trình tự ADN đã phân lập được 37 biến thể gen có thể là thủ phạm. Khi phân tích mục đích sinh học của từng biến thể gen, có một quá trình nổi bật. Trên một số trong số 37 gen này, sự hình thành sợi trục được tăng cường hơn. Điều này rất có ý nghĩa. Tạo sợi trục tạo ra những liên kết trong bộ não đang phát triển và giải thích lý do tại sao những người có cảm giác kèm có hệ thống kế nối thần kinh dồi dào hơn.
Cẩm Tú