Bạn nên biết hôm nay

Những tạp chí giúp thay đổi ngành y học thế giới

Mangyte -Các tạp chí y khoa hàng đầu thế giới là nơi đăng tải các thành tựu y khoa mới nhất. Chính nó đã giúp thế ngành y thế giới có những thay đổi quan trọng để chăm sóc sức khỏe nhân loại trong suốt hàng thế kỷ
Các tạp chí y học uy tín hàng đầu thế giới như The Lancet, Thorax, Tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ hay Tạp chí Những giao tác triết học… là nơi đăng tải các bài viết về những khám phá của các nhà khoa học về các căn bệnh sẽ diễn ra như thế nào, loại Thu*c nào dùng để cứu mạng hay thủ thuật phẫu thuật nào là tốt nhất. Mời bạn cùng khám phá 5 tài liệu khoa học được in ấn trên các tạp chí này đã giúp ngành y thế giới có những thay đổi quan trọng để chăm sóc sức khỏe nhân loại trong suốt hàng thế kỷ qua.

James: chủng và phòng bệnh đậu mùa

Vào thế kỷ 18, đậu mùa là bệnh dịch nhân số 1 trên toàn thế giới. Đã xuất hiện ý tưởng sẽ chủng ngừa bệnh đậu mùa đã lan truyền đến nước Anh vào năm 1721. Ý tưởng lạ lùng này được khởi xướng từ bà Mary Wortley Montagu – phu nhân của Đại sứ Anh tại Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ). Khi trận dịch đậu mùa đe dọa nước Anh, bà Montagu đã đề nghị các bác sĩ chủng ngừa cho con gái của mình. Các ngự y hoàng gia đã tiếp đón ý kiến, còn các bác sĩ trên khắp nước Anh cũng cố gắng bắt kịp luồng tư tưởng mới. Nhưng cách thức chữa trị này đã gây khá nhiều tranh cãi ở thời đó bởi người ta lo ngại rằng nó có thể làm lây lan bệnh. Nhưng Sir James Jurin, biên tập viên của tờ Những giao tác triết học, lúc đó đã tiến hành thu thập các báo cáo từ khắp nước Anh, nghiên cứu của ông được xuất bản trên tờ tạp chí này vào năm 1723, cho thấy rằng những người bệnh sẽ nhanh ch*t bởi bệnh đậu mùa hơn là được chủng ngừa. Những khám phá mới mẻ này cũng được xuất bản trên các cuốn sách nhỏ, chúng làm tăng thêm sự thuyết phục cho công chúng về tầm quan trọng của việc tiêm chủng.

Joseph Líter: sát trùng và phẫu thuật

Cho đến cuối thế kỷ 19, ngay cả bác sĩ lúc đó cũng tin rằng bệnh tật được lây truyền trong không khí, do đó trong quá trình điều trị hay phẫu thuật cho bệnh nhân, các bác sĩ giải phẫu thường không rửa tay. Những bệnh nhân được nhập viện chỉ có cơ hội 50/50 hy vọng mong manh được sống sót do nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Lúc đó, nhà khoa học Joseph Lister đã nghiên cứu và tin rằng carbolic acid có thể phát huy hiệu quả của nó trong việc khử trùng nước thải. Ông đã giải thích rằng làm thế nào mà ông có thể ứng dụng carbolic acid để điều trị các bệnh nhân bị gãy xương nghiêm trọng. Ông mô tả rằng bằng cách rửa những vết thương với carbolic acid để hủy diệt “các mầm bệnh nhiễm khuẩn”. Từ đó, Lister đã bọc vết thương trong một miếng dán sát trùng được làm từ vôi carbonate, carbolic acid và dầu hạt lanh, thế rồi xương sẽ được chữa lành mà không bị nhiễm khuẩn. Nhưng nghiên cứu của Lister đã không được chấp nhận ngay tức khắc trên đất nước ông. Các đồng nghiệp của ông đã không tin rằng vi khuẩn từng tồn tại bởi vì họ không nhìn thấy chúng bằng mắt thường, thế nhưng giả thuyết của Lister đã được chấp nhận lần đầu tiên tại châu Âu và Mỹ. Mãi tới năm 1867, khi tờ Tạp chí y học Anh đăng tải nghiên cứu của ông Joseph Lister thì vấn đề sát khuẩn khi phẫu thuật mới được ứng dụng rộng rãi và nó đã cứu hàng triệu triệu bệnh nhân thoát khỏi cái ch*t do nhiễm khuẩn.

Richard Doll: hút Thu*c lá và ung thư phổi

Có một thời gian khi hút Thu*c lá được cho là hợp thời trang và tốt cho sức khỏe

Vào cuối thập niên 1940, các bác sĩ đã ghi nhận về đà gia tăng lớn của số đông các trường hợp Tu vong vì ung thư phổi xảy ra ở Anh, Australia, Canada, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản kể từ cuối Đại chiến thế giới thứ nhất. Có 2 thủ phạm tiềm năng đã làm thay đổi thế kỷ 20 đó là ô nhiễm công nghiệp và hút Thu*c lá. Khi đó, ông Richard Doll là một nhà thống kê người Anh, đang làm việc cho Hội đồng nghiên cứu y khoa Anh, ông cũng là người đã xuất bản một báo cáo mang tính đột phá đăng trên tờ Tạp chí y học Anh vào năm 1950, báo cáo đã kết luận rằng “có một sự hợp tác thực sự giữa ung thư phổi và hút Thu*c lá”. Ông Richard Doll đã quan sát tỷ lệ hút Thu*c lá và ung thư phổi trong một số đông các bệnh nhân và so sánh trải nghiệm của họ với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh ung thư khác – khi đó khoa học gọi nó là “nhóm kiểm soát”. Nhờ phát hiện đó đã khiến Doll từ bỏ hẳn Thu*c lá. Song mặc dù đã có những nghiên cứu sau đó cũng như hậu thuẫn cho kết nối này thì ngành công nghiệp Thu*c lá vẫn tỏ vẻ không chấp nhận nghiên cứu.

Barry Marshall: loét dạ dày và vi khuẩn

Vi khuẩn Helicobacter pylori có trong dạ dày đã gây nên chứng loét

Trước đây, chứng loét dạ dày được cho là gây ra bởi trầm cảm, hút Thu*c lá hay di truyền. Từ nhận định này mà hướng điều trị chỉ là những loại Thu*c làm trung hòa acid – khiến việc điều trị bệnh loét dạ dày trở nên khó khăn, dai dẳng và không thể dứt điểm. Nhưng trong suốt thập niên 1980, có 2 nhà nghiên cứu người Australia là Robin Warren và Barry Marshall đã bắt đầu điều tra về một căn nguyên khác. Vào giữa năm 1982, họ đã xác định ra một loại vi khuẩn được gọi là Helicobacter pylori (H.pylori) chính là thủ phạm gây nên loét, tuy nhiên khi đó các đồng nghiệp của hai ông lại nghĩ rằng những sinh vật sống đó khó mà có thể tồn tại trong các điều kiện acid của dạ dày. Nhưng với những nghiên cứu tiếp theo của hai ông đã chứng minh điều đó. Từ nghiên cứu này đã giúp hai ông đoạt đoạt giải Nobel y học.

Nhưng trước đó, Marshall đã phải tự thử nghiệm cho chính mình. Ông uống một hỗn hợp nước dùng có chứa H.pylori và phát bệnh. Sau 10 ngày nôn mửa và thở khó khăn, Marshall đã nhờ một đồng nghiệp quan sát có gì bên trong dạ dày của ông bằng một ống nội soi. Người này đã nhìn thấy con vi khuẩn cũng như các triệu chứng khác đã dẫn đến chứng loét. H.pylori đã được chứng minh là căn nguyên của chứng loét. Báo cáo của hai nhà nghiên cứu đã được công bố trên tờ tạp chí Lancet vào tháng 6/1984. Cả Warren và Marshall đều được trao giải Nobel y học vào năm 2005. Ngày nay, từ nghiên cứu khoa học này mà chứng loét đã được chữa lành bằng một liều nhỏ Thu*c kháng sinh.

Frederick Banting: Đái tháo đường và insulin

Tháng Giêng năm 1922, chú bé Leonard Thompson khi đó khoảng 14 tuổi được chuyển nhập viện ở Toronto (Canada) khi chú mắc bệnh đái tháo đường týp I. Khi đó cơ thể Thompson ốm o, da bọc xương và người ta ngờ rằng cậu bé đang hấp hối. Song may mắn đã đến với Thompson khi em là người đầu tiên đã được tiêm một chất được chiết xuất từ bò cái. Thu*c được nghiên cứu bởi nhà khoa học Frederick Banting. Lúc đầu, Thompson có một phản ứng dị ứng với insulin nhưng sang lần thứ hai với một chiết xuất insulin tinh khiết hơn, thì Thu*c đã có những tác động tích cực đáng kể. Nhờ thử nghiệm insulin này mà Thompson đã sống thêm 13 năm nữa.

Lúc đó, các bác sĩ biết rằng có một sự sai lệch ở tuyến tụy và gây ra bệnh đái tháo đường týp 1. Là người đầu tiên tìm cách chiết xuất insulin từ tuyến tụy của bò cái, bài viết về phát hiện của Banting đã được công bố trên tạp chí y học Canada chỉ 2 tháng sau lần đầu tiên điều trị cho bệnh nhân Leonard Thompson. Banting và người đồng nghiệp John McLeod đã được trao giải Nobel y học (hoặc S*nh l* học) vào năm 1923. Kể từ đó hàng triệu bệnh nhân đái tháo đường typ 1 đã được cứu sống nhờ việc khám phá ra insulin.

NGUYỄN THANH HẢI (BBC NEWS – 2015)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-tap-chi-giup-thay-doi-nganh-y-hoc-the-gioi-10630.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY