Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những toa Thuốc độc lạ cho bệnh nan y

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa chủ trì một nghiên cứu đột phá về tác động của nghệ thuật lên hàng loạt bệnh nan y, bao gồm tim mạch, mất trí nhớ, trầm cảm, PTSD…

Chi nhánh khu vực Châu Âu của WHO đã thực hiện một nghiên cứu lớn, xem xét dữ liệu từ 3.000 công trình khoa học khắp thế giới khác để có cái nhìn tổng quan lên tác động của nghệ thuật tới sức khỏe loài người.

5 loại hình nghệ thuật rộng lớn đã được xem xét bao gồm nghệ thuật biểu diễn (âm nhạc, khiêu vũ, ca hát, sân khẩu, phim ảnh); nghệ thuật thị giác (thủ công, thiết kế, hội họa, nhiếp ảnh); văn học (viết, đọc, tham dự các lễ hội văn học); văn hóa (tham quan bảo tàng, phòng trưng bày, hòa nhạc); nghệ thuật trực tuyến (hoạt hình, nghệ thuật kỹ thuật số)… Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên kết rõ ràng của nhiều môn nghệ thuật trong số này với sự chuyển biến tích cực của các bệnh nhân mắc vấn đề nan y về tâm thần lẫn thể chất (tiểu đường, tim mạch - đột quỵ, bại não, ung thư…).

Kèn Didgeridoo của người Úc đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện về hô hấp - ảnh minh họa từ SHUTTERSTOCK

Các tác giả trích dẫn một số ví dụ cụ thể đối với văn hóa vùng miền. Ví dụ môn thổi kèn Didgeridoo ở Úc giúp tăng cường chức năng hô hấp ở nam giới, quản lý tốt bệnh hen suyễn và hỗ trợ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Trong khi đó, viết thư pháp được chứng minh là giúp giảm cơn bùng nổ giận dữ, hoảng loạn, lo âu trong hội chứng rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), sau khi nhiều người bị tổn thương vì động đất ở Trung Quốc. Hát hợp xướng, đánh trống hay nỗ lực tạo nên những tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ lại giúp giảm sự suy sụp tinh thần và các vấn đề liên quan đến trầm cảm – rối loạn lo âu ở người trưởng thành.

Khiêu vũ rất có lợi cho người bị PTSD và tiểu đường, nhờ cơ chế giúp điều tiết sự căng thẳng của cơ bắp, giảm huyết áp và tăng khả năng kiểm soát đường huyết. Riêng điệu Waltz được "kê toa" cho bệnh nhân suy tim mạn tính vì giúp cải thiện chức năng tim. Với nhóm bệnh mất trí nhớ - bệnh nan y đang là nguyên nhân ch*t sớm xếp hàng thứ 5 thế giới – các nhà khoa học khuyên bệnh nhân hãy thử học đan len cùng bạn bè.

"Các ví dụ được trích dẫn trong báo cáo đột phá này của WHO cho thấy những cách mà nghệ thuật có thể giải quyết "kẻ xấu", hoặc những thách thức sức khỏe phức tạp như bệnh tiểu đường, béo phì và tâm thần. Nghệ thuật đưa ra các giải pháp mà các thực hành y tế thông thường trước nay chưa thể giải quyết hiệu quả" - tiến sĩ Piroska Ostlin, giám đốc khu vực châu Âu của WHO, nhấn mạnh.

A. Thư (Theo WHO, Daily Mail)
Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (http://nld.com.vn/suc-khoe/nhieu-benh-nan-y-nen-duoc-ke-toa-thoi-ken-thu-phap-nhay-waltz-2019111311343411.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp nhất, (chiếm khoảng 60 đến 70%), của hội chứng sa sút trí tuệ. Người mắc bệnh Alzheimer trung bình ở độ tuổi trên 60, tuy nhiên, hiện nay, với sự hiểu biết về bệnh, và sự phát triển của các phương pháp chẩn đoán hiện đại, đã phát hiện không ít ca bệnh chỉ mới 40 đến 50 tuổi.
  • Bệnh Alzheimer tăng lên theo tuổi, trung bình 65 tuổi, nữ gặp nhiều hơn nam.
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Việc suốt ngày cắm mặt vào máy tính cùng với lười vận động là nguyên nhân khiến dân văn phòng có nguy cơ mắc không ít các bệnh nan.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Một cuộc thử máu có thể cho cảnh báo sớm về mức độ nghiêm trọng của bệnh Alzheimer nhờ một loại protein có khả năng chỉ báo rất tốt.
  • Cơ địa nhạy cảm với Thuốc cũng là một yếu tố để BS quyết định phác đồ, bên cạnh đó bệnh gan hay bệnh thận kèm theo cũng sẽ ảnh hưởng quyết định dùng Thuốc của bác sĩ.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY