Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những trường hợp nào được BHYT chi trả phí xét nghiệm COVID-19

Ngày 30/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Công văn số 4051/BYT-KHTC gửi Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam về việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc tăng cường năng lực, thực hiện xét nghiệm COVID-19, Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tạm thời thanh toán chi phí thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho những người có thẻ bảo hiểm y tế.

Các trường hợp thuộc diện được thanh toán cụ thể là: Người bệnh thực hiện các biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và người nhiễm COVID-19 đang khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, các trường hợp được cơ sở y tế chỉ định thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV cũng sẽ được bảo hiểm thanh toán.

Về mức giá thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ, áp dụng mức giá quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 5/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp.

Cụ thể, với dịch vụ số 1735, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng bằng phương pháp Real-time PCR có mức giá là 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm.

Còn với dịch vụ số 1736, thực hiện xét nghiệm vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng bằng phương pháp test nhanh mức giá thanh toán sẽ là 238.000 đồng/mẫu xét nghiệm.

Ngay sau khi nhận được công văn trên của Bộ Y tế, phía BHXH Việt Nam đã có công văn số 2418/BHXH-CSYT gửi BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Bộ Quốc phòng và BHXH Công an nhân dân về việc thanh toán chi phí xét nghiệm COVID-19.

Theo đó, BHXH đã chuyển công văn số 4051/BYT-KHTC của Bộ Y tế về BHXH tỉnh, đề nghị BHXH tỉnh phối hợp với cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn thực hiện, kịp thời giám định và thanh toán chi phí xét nghiệm theo nội dung hướng dẫn tại Công văn số 4051 của Bộ Y tế.

Đồng thời, đề nghị BHXH các tỉnh thực hiện theo các nội dung đã hướng dẫn tại Công văn số 2146 BYT-BH ngày 17/4/2020 và Công văn số 2276/BYT-BH ngày 24/4/2020 của Bộ Y tế về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch bệnh COVID-19.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, BHXH các tỉnh kịp thời báo cáo BHXH Việt Nam để được hướng dẫn, giải quyết.

Nguyên nhân khiến ca mắc 418 ở Đà Nẵng phải chuyển viện gấp trong tình trạng nặng

Sáng 30/7, bệnh nhân 418 mắc COVID-19 ở Đà Nẵng được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế điều trị trong tình trạng bệnh rất nặng, nghi ngờ bệnh nhân gặp hội chứng cơn bão cytokine.

Bộ Y tế yêu cầu ai đến TP Đà Nẵng từ ngày 1-29/7 cần nghiêm túc làm việc sau

Bộ Y tế đề nghị tất cả cá nhân từng có mặt ở TP Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ ngày 01/7/2020 đến ngày 29/7/2020 cần khẩn trương thực hiện các việc sau:

Liên tục ghi nhận ca mắc COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp chống lây nhiễm

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:

Qua một đêm hơn 1.000 người phải cách ly y tế, 80 ca dương tính đang điều trị

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 16.248 người đang cách ly y tế, tăng hơn 1.000 người so với ngày hôm qua (28/7). Có 80 ca mắc COVID-19 đang được điều trị tại các BV, cơ sở y tế, trong đó có 2 ca nặng.


Thuận Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-truong-hop-duoc-bhyt-chi-tra-phi-xet-nghiem-covid19-1697005.tpo)

Chủ đề liên quan:

bhyt Covid 19 thanh toán xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY