Nốt ruồi được xem là một tổn thương da lành tính do sự tăng sinh cục bộ của tế bào sắc tố thay vì trải đều trên lớp biểu bì của da.
Mỗi người chúng ta đều có ít nhất 1 nốt ruồi trên cơ thể. chúng bắt đầu xuất hiện trên da từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành và phát triển tăng dần theo tuổi. nó có thể nhạt màu hay đậm màu theo thời gian, những thay đổi này là bình thường và hiếm khi biến chuyển thành u hắc tố.
Có 2 dạng nốt ruồi (bớt sắc tố) là bẩm sinh và mắc phải. nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 tuổi. nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 tuổi.
Do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.
Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư. thay đổi về kích thước - những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể. thay đổi về màu sắc - đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác. thay đổi về bề mặt- nốt ruồi đang nhẵn nhụi, nhô hẳn lên. thay đổi về ranh giới - nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, chảy máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư. Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó người bệnh rất cần đến bác sĩ khám. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
hiện nay khoa học chưa giải thích được nguyên nhân tăng sinh cục bộ của tế bào sắc tố nhưng số lượng nốt ruồi của một người đã được chứng minh có liên quan đến yếu tố di truyền, cường độ tiếp xúc tia uv và tình trạng miễn dịch.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và an toàn cho bản thân, dưới đây là những điều nên biết khi có ý định tẩy nốt ruồi:
Trước khi tẩy nốt ruồi, bạn cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa liễu để được tư vấn và khám cụ thể. từ đó các bác sĩ sẽ nhận định biết nốt ruồi của mình thuộc loại lành tính hay là biểu hiện bệnh lý. điều này rất quan trọng bởi nếu là nốt ruồi bình thường thì việc tẩy nốt ruồi hầu như không gặp khó khăn, nguy hiểm gì nhưng nếu là nốt ruồi bệnh lý thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Dù với phương pháp nào thì việc chăm sóc da cẩn thận sau khi điều trị vẫn rất cần thiết. vùng da sau khi tẩy xóa nốt ruồi nhạy cảm hơn nhiều lần, nếu không giữ gìn kỹ dễ để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm, nhiễm trùng… trước đây, thường vùng da tẩy nốt ruồi sẽ đóng vẩy sau 2-3 ngày điều trị; 7-14 ngày sẽ bong vẩy và thường để lại sẹo lõm. vệ sinh vết thương theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, khi thay băng chỉ nên dùng nước muối S*nh l* hoặc dung dịch polyhexanide để rửa vết thương. không nên dùng dung dịch oxy già hoặc dung dịch chứa iod vì các dung dịch trên hiện nay đã được chứng minh ảnh hưởng đến tiến trình liền vết thương. dân gian thường kiêng cữ thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản… sau khi tẩy xóa nốt ruồi để tránh gây ra sẹo lồi ở vết thương, nhưng hiện chưa có bằng chứng chứng tỏ các loại thức ăn trên ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo lồi. tuy nhiên, có thể hạn chế ăn các thức ăn trên nếu làm tăng cảm giác ngứa, khó chịu tại vết thương sau khi ăn. nên bảo vệ kỹ vết thương, tránh gãi, chà xát, đụng chạm mạnh vào đó, nhất là trong giai đoạn lên da non gây ngứa. nên tránh nắng, dùng mỹ phẩm ít nhất cho đến khi vết thương lành hẳn.