Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nữ sinh 13 tuổi Tu tu vì bạo lực học đường

MangYTe - Sự việc bắt đầu khi nữ sinh này được xếp chỗ ngồi giữa 2 bạn nam và thường xuyên bị trêu ghẹo, bị các bạn lấy sách đập vào đầu.

Cuối giờ chiều 22/1, ts ngô anh vinh, phó trưởng khoa sức khỏe vị thành niên (bệnh viện nhi trung ương), cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi tên n.t.h (13 tuổi) Tu tu do bạo lực học đường.

Gia đình em H cho hay sự việc bắt đầu xảy ra với trẻ khi giữa năm học, trong lớp cô giáo đã xếp H ngồi giữa hai bạn nam. Nữ học sinh thường xuyên bị hai bạn này trêu chọc, giật và ném sách vở. Nghiêm trọng hơn, em thường xuyên bị hai bạn lấy sách đập vào đầu.

Ngoài ra, H còn bị cả lớp "ghép đôi" với một trong hai bạn nam đó. Điều này khiến cho em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ nên không thể tập trung học.

Nữ sinh 13 tuổi Tu tu vì bạo lực học đường - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ


Càng ngày, học lực của H càng giảm sút, sợ đi học, không muốn giao tiếp với ai. Gia đình cho hay bé không ăn cùng gia đình mà luôn thu mình lại.

H đã nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua Thu*c trừ sâu để Tu tu. Nửa đêm cô bé 13 tuổi đã uống 2 gói Thu*c trừ sâu, sau đó em cảm thấy chóng mặt, nôn liên tục rồi ngã gục xuống nhà.

May mắn, bố mẹ phát hiện nên đã kịp thời đưa cô bé tới bệnh viện nhi trung ương cấp cứu.

Sau khi được cấp cứu, rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng Thu*c giải độc, bệnh nhi ổn định chức năng sống và được chuyển Khoa Sức khỏe vị thành niên.

BS Vinh cho hay, bệnh nhi H luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Trẻ luôn thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện.

Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá bé có những sang chấn về tâm lý. Sau một tuần trị liệu, tới nay, tinh thần của trẻ đã cải thiện hơn. Trẻ khoẻ và vui hơn, hoà đồng với mọi người, ăn ngủ cũng tốt hơn và ra viện.

Các bác sĩ cảnh báo, bạo lực học đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại, có thể gây ra những hậu quả nặng nề. do đó, các bậc phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ trong trường học.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/nu-sinh-13-tuoi-tu-tu-vi-bao-luc-hoc-duong-20210122180126571.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà tâm lý học cho biết, có hai trạng thái bạo lực thể hiện qua hình ảnh trên các phương tiện truyền thông, đó là bạo lực hấp dẫn và bạo lực kinh hoàng.
  • Có không ít trường hợp bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính, điều trị tốn kém lâu dài, bản thân họ cũng chịu sự đau đớn của bệnh tật nên đã Tu tu để kết liễu cuộc đời mình và họ coi đó là “lối thoát” cho bản thân
  • Tình trạng bạo lực học đường thời gian qua có xu hướng gia tăng cả về số vụ việc, mức độ phức tạp và tính chất nguy hiểm.
  • Sau mỗi dịp lễ Tết hay cận kề mùa thi là Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai có hàng trăm ca mắc bệnh trầm cảm nặng, có đến 30% số ca từng Tu tu.
  • Liên tiếp từ đầu năm đến nay, hàng loạt vụ Tu tu thương tâm của học sinh trên cả nước đã diễn ra khiến không ít bậc cha mẹ, thầy cô bàng hoàng.
  • Thiếu niên đồng tính thường có ý định Tu tu cao gấp hơn 5 lần thiếu niên khác; nguy cơ Tu tu cũng sẽ giảm nếu họ được xã hội nâng đỡ.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY