Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Ở cổ em có cái lỗ tiết ra dịch nhầy ghê lắm BS ơi

BS cho biết là em bị bướu nhưng không nói rõ ràng là bướu gì, em hỏi tới cái lỗ trên cổ thì BS xem qua rồi cũng chẳng nói là gì hết.

Chào bác sĩ!

Từ lúc mới sinh ra dưới cổ em đã có một cái lỗ nhỏ và tiết ra dịch nhầy. Lớn lên vẫn còn, bây giờ mỗi khi em bóp vào chỗ đó lại trào ra chất dịch nhầy trong suốt. Trong họng em luôn có cảm giác có cục đờm bên trong và khi nuốt thì cái miệng lỗ đó di chuyển lên xuống.

Năm ngoái em có đi khám thì BS cho biết là em bị bướu nhưng không nói rõ ràng là bướu gì. Khi em đề cập tới cái lỗ trên cổ thì BS xem qua rồi cũng chẳng nói là gì hết, chỉ kêu xuống xét nghiệm máu rồi cho Thu*c uống và hẹn ngày tái khám và mổ.

Vì em bận học nên vẫn chưa đi mổ. Bây giờ em chẳng có phương tiện gì chụp ảnh gửi BS hết ạ. Ở trạng thái bình thường cũng không thấy gì hết. Lấy tay bóp vô thì thấy có một cái ống nhỏ dưới da như sợi gân, y như là một dây tiết dịch ra ngoài. Cái lỗ rất nhỏ nên dịch không tự ra, phải lấy tay bóp mới chảy ra. Em hay bị hồi hộp và run tay.

Cổ em thì không có dấu hiệu sưng hay phù gì hết. Đã 3 năm rồi em không tăng được kg nào hết. BS có thể cho em biết là em bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao? Mong hồi âm của BS!

Chào bạn,

Theo AloBacsi thì cái lỗ đó và triệu chứng hồi hộp, run tay không liên quan với nhau đâu bạn à. Bây giờ cùng xem xét từng vấn đề nghe.

- Cái lỗ như bạn mô tả thực ra là lỗ dò (có thể từ ống tuyến mồ hôi), nếu bóp mạnh thì dịch mới chảy ra, và nếu bị nhiễm trùng thì dịch sẽ đổi màu và kèm hiện tượng viêm, còn để cũng không sao, chỉ khó chịu vì yếu tố thẩm mỹ mà thôi. Cách giải quyết triệt để là mổ và bít đường dò (khâu lại).

Đây là tiểu phẫu, tuy nhiên, trước khi mổ bạn cần xét nghiệm máu thường qui, siêu âm xem cái lỗ dò ấy dài đến đâu, ăn lan đến bộ phân nào xung quanh... để giải quyết cho triệt để. Còn vì nó nằm ở cổ nên khi bạn nuốt nó nhúc nhích lên xuống là đúng rồi.

- Bạn hay

Bệnh này ngoài các biểu hiện như bạn có, còn có thêm: mạch nhanh (thường trên 100 lần/phút - bạn bắt mạch ở cổ tay, mặt dưới, phía ngoài - và đếm trong vòng 1 phút), lòng bạn tay ẩm ướt, đi tiêu lỏng, mắt có thể lồi hay không, cổ có thể to hay không (2 dấu hiệu mắt và cổ này không bắt buột phải có), trong người thấy nóng và thích tắm hoài… Tiêu chuẩn quyết định bệnh này là siêu âm bướu cổ và xét nghiệm nội tiết tố

Như vậy bạn phải đi khám 2 chuyên khoa: Nội tiết và Ngoại thẩm mỹ. Nhưng bạn nên khám chuyên khoa Nội tiết trước để loại trừ bệnh cường giáp, nếu có cường giáp bạn phải điều trị cường giáp ổn rồi mới mổ lỗ dò được.

>Tóm lại bạn thu xếp có dịp (hè chẳng hạn), về TPHCM và khám tại BV Đại học Y dược, BV Nguyễn Tri Phương hay Trưng Vương,. . . để xét nghiệm và điều trị nghe.

Chúc bạn khỏe và vui nhiều!

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/o-co-em-co-cai-lo-tiet-ra-dich-nhay-ghe-lam-bs-oi-n65259.html)

Tin cùng nội dung

  • Làm thế nào để phát hiện sớm bị bướu cổ? Bệnh này nguyên nhân từ đâu? Nếu bị thì bệnh có nguy hiểm không, thưa bác sĩ?
  • Bệnh Basedow, hay còn gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt, là một bệnh thường hay gặp trong nhân dân. Tại các phòng khám nội tiết Ở các bệnh viện lớn, có hơn 45,8% số bệnh nhân bị bệnh Basedow trong tổng số các bệnh nhân đến khám hàng ngày.
  • Run là một chuyển động nhịp nhàng, không chủ động của một bộ phận nào đó trong cơ thể như bàn tay, cánh tay, đầu, mặt hoặc thân mình và chân.
  • Tôi bị bệnh basedow, đã uống Thu*c kháng giáp được 4 tháng nhưng không khỏi.
  • Bướu cổ đơn thuần là loại u của tuyến giáp trạng, nhưng không kèm tăng hay giảm chức năng tuyến giáp...
  • Run tay thường được xem như dấu hiệu lão hóa. Run tay khi cảm xúc, khi tập trung tư tưởng, khi có cảm giác người khác chú ý đến mình, là triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson.
  • Những món ăn này dễ làm, ăn ngon và giúp tránh được cho người tăng năng tuyến giáp.
  • Basedow là bệnh bướu cổ. Theo Ðông y thuộc bệnh ảnh (bướu). Bệnh thuộc về can khí uất trệ, tân dịch không vận hành được, ngưng kết thành đờm, khí trệ lâu ngày dẫn đến huyết ứ, khí đờm ứ lại tập trung ở cổ tạo thành bướu cổ.
  • Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều, gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY