Bệnh văn phòng hôm nay

Run tay vì căng... đầu

Run tay thường được xem như dấu hiệu lão hóa. Run tay khi cảm xúc, khi tập trung tư tưởng, khi có cảm giác người khác chú ý đến mình, là triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson.
Nhưng nếu tưởng run tay chỉ xảy ra ở người cao tuổi, ở nạn nhân chấn thương sọ não, nghĩa là có nguyên nhân nào đó thực thể, thì tuy đúng nhưng không hoàn toàn chính xác. Thống kê vừa được thực hiện ở 100 nhân viên văn phòng trong độ tuổi 30 - 40 ở TP.HCM cho thấy không dưới 15% đang là nạn nhân của tình trạng run tay khi cầm viết, khi ngồi lâu trước máy vi tính, khi phải thuyết trình trước đám đông, khi đói bụng. Đừng dựa vào con số phần trăm còn "thấp hơn lãi suất ngân hàng" rồi xem đó như chuyện không có gì quan trọng. Tỷ lệ này, nếu ở người còn trẻ là con số quá cao! Éo le hơn nữa chính ở chỗ run tay không đến độ phải kêu ngay xe cấp cứu nên nạn nhân thường xem như chuyện... nhỏ! Tình trạng này thường chỉ được phát hiện khi người khác nhận ra là nạn nhân dạo này rất dễ đánh rơi đồ vật, như cây bút, điện thoại. Chính vì thế mà đa số nạn nhân ít khi gõ cửa thầy Thu*c trước khi bệnh trở thành nhiêu khê. Nếu nghĩ run tay khi mệt mỏi là chuyện bình thường thì sai. Bằng chứng là không hẳn ai mệt cũng run tay. Dấu hiệu này cho thấy:

* Tuyến thượng thận hoạt động cường điệu như thường gặp ở người phải đồng hành cùng stress. * Tuyến giáp trạng gia tốc vì gia chủ có quá nhiều đợt cảm xúc, giận dữ trong ngày.

* Nạn nhân có thể là thủ phạm mà không hay vì lạm dụng các loại Thu*c giảm đau, an thần, hưng phấn thần kinh. Trong mọi trường hợp, khó chữa run tay nếu không giải quyết được chuyện "căng đầu". May cho người bệnh là thầy Thu*c y học cổ truyền đã có kinh nghiệm dùng cây Thu*c Câu đằng để trị căng đầu.

Vấn đề lại không chỉ có thế. Đừng quên là tình trạng run tay bao giờ cũng kéo theo triệu chứng khác. Người căng đầu đến độ tay run khó tránh căng mắt vì tăng áp lực nội nhãn. Hơn 3/4 trong số run tay đồng thời đang đau đầu, mỏi gáy, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ... vì rối loạn điều tiết thị giác do ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế trước máy vi tính. Phần lớn trong số đó, vì không đến thầy Thu*c khoa mắt, nên bị chẩn đoán và điều trị trật đường. Đáng tiếc vì vấn đề tưởng nhiêu khê nhưng giải pháp lại tương đối đơn giản nếu biết cách áp dụng cây Thu*c bảo vệ thần kinh thị giác, như Thiên ma, thay vì đợi mờ mắt mới tìm thầy chạy Thu*c.

Nói chung, hai tuyến nội tiết khó tránh trục trặc ở người coi bề ngoài còn khỏe nhưng tay lại run như sợ hãi triền miên là tuyến thượng thận và tuyến giáp trạng. Hậu quả là nạn nhân phải gánh chịu những đợt tăng biến dưỡng cơ bản dù cơ thể không có nhu cầu. Nếu xem run tay là chuyện "trời kêu ai nấy dạ" thì càng thêm khổ cho nạn nhân. Riêng với phái nữ, người gặp trục trặc với chuyện kinh nguyệt càng dễ run tay khi gần đến kỳ kinh. Đó là lý do tại sao thầy Thu*c sành cây Thu*c bao giờ cũng kết hợp Mẫu lệ, Hà thủ ô, Câu kỷ tử... trong toa Thu*c trị run tay.

Trong bối cảnh của cuộc sống được tiếng văn minh, ai không căng thẳng mới là chuyện lạ. Giải pháp, cho dù tương đối, chính là làm sao tuy đành phải già néo nhưng đừng đứt dây quá sớm. Nhờ cây Thu*c Câu đằng để trị "căng đầu", nhờ dược thảo như Thiên ma để ổn định dẫn truyền thần kinh là hiểu cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên để không phải run tay khi phải làm tới nơi, khi muốn chơi tới bến. Mangyte.vn
Theo BS. Lương Lễ Hoàng - DNSG
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-run-tay-vi-cang-dau-3917.html)

Chủ đề liên quan:

căng đầu run tay

Tin cùng nội dung

  • Gần đây người em nóng ran dù không hề sốt và kèm theo đó là mặt cứ đỏ đỏ. BS ơi, liệu em có bị gì liên quan đến thần kinh không ạ?
  • Những người mắc bệnh huyết áp cao, huyết áp thấp hoặc xơ vữa động mạch cảnh, rối loạn mỡ máu, vôi hóa đốt sống cổ đều có nguy cơ gặp phải chứng run, rung giật chân tay.
  • Khi bị căng thẳng chuyện gì, tay tôi hay run và sau đó thấy đau nhói ở tim. Tôi đi điện tâm đồ nhưng bác sĩ nói không thấy biểu hiện bệnh tim.
  • Bệnh run tay chân không chỉ xuất hiện ở người già mà ngày càng gặp nhiều ở người trẻ.
  • Khi phải đối mặt với những khó khăn, bất tiện mà bệnh run chân tay gây ra, phần lớn người bệnh đều mong muốn làm sao có thể chữa khỏi bệnh và trở về với cuộc sống sinh hoạt bình thường vốn có. Nhưng liệu rằng, run tay chân có thể đẩy lùi không và có những phương pháp nào được dùng để xử lý chứng bệnh này?
  • Báo điện tử Sức khỏeĐời sống tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề Run tay chân và cách điều trị” vào 15h30, thứ Ba, ngày 24/9/2019. Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử Suckhoedoisong.vn, trên kênh Youtube và fanpage của báo Sức khoẻĐời sống.
  • Run chân tay ở người trẻ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, công việc hàng ngày cũng như các quan hệ xã hội, đôi khi khiến người bệnh mất tự tin, mặc cảm vì bệnh tật.
  • Có nhiều lý do khiến bạn bị run tay chân, bạn có thể bị run khi hồi hộp, lo lắng, do đói, rét hoặc các bệnh nghiêm trọng hơn như Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật… Nếu chủ quan không sớm đẩy lùi, chứng run có thể chuyển biến nặng khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt.
  • Căng thẳng khi đứng trước đám đông là một điều rất bình thường, thế nhưng khi căng thẳng còn kèm theo tình trạng tay chân run lẩy bẩy, nói run run, xin chớ xem thường. Lúc này bạn cần tìm hiểu lý do tại sao và có cách hóa giải nào để giúp bạn lấy lại sự tự tin hơn.
  • Run là một chuyển động nhịp nhàng, không chủ động của một bộ phận nào đó trong cơ thể như bàn tay, cánh tay, đầu, mặt hoặc thân mình và chân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY