Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Ô nhiễm không khí có thể khiến tăng nguy cơ béo phì ở trẻ sơ sinh

(MangYTe) - Phụ nữ mang thai tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn có con phát triển nhanh bất thường trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, tích tụ mỡ thừa khiến tăng nguy cơ béo phì.

Nghiên cứu mới của đại học colorado boulder cho thấy, những phụ nữ tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn trong thai kỳ có con phát triển nhanh bất thường trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, khiến chúng có nguy cơ mắc béo phì và các bệnh liên quan sau này.

Nghiên cứu về các cặp mẹ con gốc tây ban nha, được công bố trên tạp chí sức khỏe môi trường, cho thấy chất lượng không khí kém có thể góp phần gây béo phì, đặc biệt là ở những nơi có tiếp xúc nhiều hơn với các chất ô nhiễm độc hại. khoảng 1/4 thanh niên gốc tây ban nha ở hoa kỳ bị béo phì, so với 14% thanh niên da trắng và 11% thanh niên châu á.

Tác giả tanya alderete, phó giáo sư tại khoa S*nh l* tích hợp, cho biết: "tỷ lệ béo phì cao hơn ở một số nhóm nhất định trong xã hội không chỉ đơn giản là tác dụng phụ của các lựa chọn cá nhân như tập thể dục, lượng calo nạp vào và tiêu hao. nó phức tạp hơn thế rất nhiều. nghiên cứu này cho thấy béo phì cũng có thể liên quan đến mức độ ô nhiễm môi trường mà một người phải tiếp xúc".

phụ nữ mang thai tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao hơn có con phát triển nhanh bất thường trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, tích tụ mỡ thừa khiến tăng nguy cơ béo phì. (ảnh minh hoạ)

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phụ nữ mang thai hút Thu*c hoặc tiếp xúc lâu dài với ô nhiễm không khí có xu hướng sinh con nhẹ cân hơn. trong năm đầu đời, những em bé đó có xu hướng tăng cân nhanh bất thường. tăng cân nhanh trong giai đoạn đầu đời có liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh tim và các vấn đề về cân nặng.

Tác giả chính william patterson, cho biết: “giai đoạn trong khi mang thai hoặc ngay sau khi sinh, là một thời điểm quan trọng của sự phát triển và những tiếp xúc bất lợi có thể khiến trẻ sơ sinh gặp phải một loạt các vấn đề sau này trong cuộc sống.

Để kiểm tra kỹ hơn các chất ô nhiễm cụ thể tác động như thế nào đến quỹ đạo tăng trưởng của em bé, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 123 cặp mẹ con. khoảng 1/3 trẻ có cân nặng bình thường trước khi mang thai, 1/3 thừa cân và 1/3 béo phì.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Hệ thống Chất lượng Không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, hệ thống ghi lại dữ liệu chất lượng không khí hàng giờ từ các trạm giám sát môi trường xung quanh. Nhóm nghiên cứu định lượng mức độ phơi nhiễm trước khi sinh với 4 loại ô nhiễm: PM2.5 và PM10 (các hạt bụi mịn từ các nhà máy, ô tô và công trình xây dựng có thể bị hít vào), nitơ điôxít (một loại khí không mùi thải ra từ ô tô và nhà máy điện) và ôzôn (thành phần chính trong khói).

Sau đó, họ theo dõi những đứa trẻ, đo định kỳ cân nặng, chiều cao và cả lượng chất béo trong cơ thể.

Patterson cho biết: “chúng tôi phát hiện ra rằng việc tiếp xúc nhiều hơn với ô nhiễm không khí xung quanh trước khi sinh có liên quan đến những thay đổi lớn hơn về trọng lượng, hoặc cơ thể sẽ béo hơn trong 6 tháng đầu đời.

Trong một số trường hợp, các chất ô nhiễm dường như tác động khác nhau đến nam và nữ. ví dụ, tiếp xúc với sự kết hợp của ôzôn và nitơ điôxít trong tử cung có liên quan đến sự phát triển nhanh hơn xung quanh vòng eo ở phụ nữ, trong khi ở nam giới, nó có liên quan đến sự phát triển chiều cao chậm hơn và tích tụ nhiều chất béo hơn xung quanh phần bụng.

Các nhà nghiên cứu tin rằng những chất ô nhiễm có thể làm viêm phổi và gây ra tình trạng viêm toàn thân của các cơ quan, tác động đến quá trình trao đổi chất, chẳng hạn như độ nhạy insulin, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. các chất ô nhiễm cũng đã được chứng minh là có tác động đến sự biểu hiện gen ở trẻ sơ sinh, gây tác động kéo dài suốt đời vượt qua nhiều thế hệ.

Các tác giả lưu ý rằng nghiên cứu vẫn ở quy mô nhỏ bởi vì chỉ bao gồm các bà mẹ gốc Tây Ban Nha, một thử nghiệm lớn hơn là cần thiết để xác nhận kết quả áp dụng cho các nhóm dân số khác.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo phụ nữ mang thai nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung để giảm thiểu tiếp xúc với ô nhiễm không khí bằng cách đóng cửa sổ vào những ngày ôzôn cao, không tập thể dục ngoài trời vào những thời điểm ô nhiễm không khí cao và tránh xa các hoạt động bên cạnh những con đường đông đúc.

Hương Giang (theo: Science Daily)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/o-nhiem-khong-khi-co-the-khien-tang-nguy-co-beo-phi-o-tre-so-sinh-d188771.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY