một phân tích tổng hợp từ 14 nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy việc tiếp xúc với lượng chất gây ô nhiễm không khí cao trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ mắc chứng cao huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, hậu quả kéo dài đến khi trưởng thành.
Các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí với tình trạng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên thường đưa ra những kết luận không nhất quán. phân tích mới thu thập thông tin từ 14 nghiên cứu tập trung vào tác động của ô nhiễm không khí đối với huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm dữ liệu sức khỏe của hơn 350.000 em độ tuổi từ 5 đến 13 ở trung quốc, mỹ và các nước châu âu. ðối tượng nghiên cứu được chia thành các nhóm dựa trên thời gian tiếp xúc với không khí ô nhiễm - gồm tiếp xúc lâu dài (trên 30 ngày) và tiếp xúc ngắn hạn (dưới 30 ngày). các chuyên gia cũng rà soát thành phần của các chất gây ô nhiễm không khí, cụ thể là khí nitơ điôxít (no2) và các hạt bụi mịn có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micrômét (pm2.5) hoặc pm10. một micrômét (viết tắt là µm) bằng một phần triệu mét.
Ảnh: Everypixel
Kết quả chỉ ra rằng: tiếp xúc với bụi mịn pm10 trong thời gian ngắn có liên quan đáng kể đến việc tăng huyết áp tâm thu ở trẻ em và thanh thiếu niên; tiếp xúc lâu dài với pm2.5, pm10 và no2 cũng dẫn tới tăng huyết áp tâm thu; còn tiếp xúc lâu dài với pm2.5 và pm10 có liên quan đến mức huyết áp tâm trương cao hơn. theo các chuyên gia y tế, tăng huyết áp thời niên thiếu là một yếu tố nguy cơ gây cao huyết áp và bệnh tim mạch về sau.
Giáo sư yao lu, trưởng nhóm nghiên cứu tại ðại học hoàng đế luân ðôn (anh), cho biết để giảm tác động của ô nhiễm môi trường đến huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên, ngoài hạn chế để trẻ phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm, người lớn cần đo huyết áp thường xuyên cho các em, qua đó có thể giúp xác định những trẻ bị tăng huyết áp và có biện pháp kiểm soát phù hợp, không chỉ bảo vệ sức khỏe ở hiện tại mà cả trong tương lai.
T. TRÚC (Theo Science Daily)