Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ông bố bị chuột rút đuối nước

Hòa Bình-Người đàn ông 37 tuổi đang cõng con tắm suối thì bị chuột rút, chìm dần, khi được cứu lên toàn thân đã tím tái, hôn mê sâu, co giật chân tay.

Bác sĩ Hoàng Công Tình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 21/5 cho biết theo người nhà, trước khi nhập viện khoảng 4 giờ, bệnh nhân và con trai 11 tuổi (chưa biết bơi) tắm suối. Suối sâu hơn 2 mét, bờ bên này cách bờ bên kia khoảng 10 mét. Trong lúc tắm, bố cho con ngồi lên vai mình và bơi trong vùng nước sâu nhất. Lát sau, một thanh niên đứng trên bờ nhìn xuống suối chỉ thấy bé con thò hai tay lên mặt nước vùng vẫy, không nhìn thấy bố đâu. Người thanh niên này lập tức nhảy xuống suối vớt được cháu bé lên bờ, hỏi lại cháu mới biết bố còn đang chìm ở dưới nước.

Anh thanh niên lặn xuống suối một lần không tìm được bố cháu bé, lập tức hô hào gia đình và người xung quanh nhảy xuống suối tìm cùng. Sau nhiều lần ngụp lặn, những người cứu hộ mới đưa được nạn nhân lên bờ trong tình trạng tím tái toàn thân, ngừng thở, mất ý thức, chân tay co quắp. Sau khi sơ cứu, nạn nhân vẫn hôn mê nhưng có nhịp thở ngáp, được chở đến Trạm Y tế xã cấp cứu sau đó chuyển đến Trung tâm y tế huyện.

Thời gian từ khi nạn nhân bị chìm dưới nước cho đến lúc được kéo lên bờ ước tính khoảng 10-15 phút, theo những người ở hiện trường. Ở Trung tâm y tế huyện, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, bóp bóng hỗ trợ với oxy 100%, truyền dịch để nâng huyết áp, rồi chuyển về Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tại đây, bệnh nhân thở máy, vừa đảm bảo nhanh chóng cung cấp oxy cho não, vừa bảo vệ phổi tránh tổn thương nặng hơn. Ngoài ra, bác sĩ sử dụng các Thu*c để bảo vệ tế bào não, điều chỉnh rối loạn nước, điện giải, dùng kháng sinh dự phòng viêm phổi...

May mắn, bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Sau ba ngày điều trị, anh đã cai máy thở, rút ống nội khí quản, tự thở được và có thể nói chuyện. Anh kể đang tắm dưới suối thì bị chuột rút nên chìm dần.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ tình cho biết, đuối nước là T*i n*n hay xảy ra trong mùa hè và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả người biết bơi. khi ngập trong nước, nạn nhân thường bị ngạt thở do sặc nước vào phổi hoặc phản xạ co thắt phế quản gây ngừng thở, nhanh chóng dẫn đến ngừng tim. nếu ngừng tim kéo dài 3-5 phút thường dẫn đến tổn thương não không hồi phục.

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến đuối nước. cấp cứu đuối nước đòi hỏi phải khẩn trương, đúng phương pháp và sơ cứu ban đầu quyết định thành công cứu sống nạn nhân.

Theo bác sĩ, khi có người đuối nước, cần nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ, đặt ở vị trí bằng phẳng, khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, ép tim ngoài lồng ngực nếu ngừng tim. Sau đó chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ong-bo-cong-con-bi-chuot-rut-duoi-nuoc-4281605.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Đối với người bị đuối nước, việc sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm, để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt.
  • Nạn nhân bị đuối nước ngoài hội chứng ngạt thở cấp tính còn có những biểu hiện bệnh lý khác như: thân nhiệt hạ, toan chuyển hóa và một số thương tổn quan trọng.
  • Mùa hè, nhiều trẻ thường tắm sông, suối. Do vậy, việc phòng ngừa và biết cách xử lý khi trẻ bị đuối nước là rất quan trọng.
  • Việc học bơi trên cạn, không cần bể bơi này sẽ không thể bằng phương pháp bơi thực tế trong nước, song nó cũng cung cấp những phương pháp cơ bản nếu không may trẻ gặp sự cố.
  • Hè đến và nguy cơ T*i n*n ch*t đuối đang hiện hữu.Vì vậy xin cung cấp 1 số thông tin liên quan đến cách cấp cứu người bị ch*t đuối.
  • Theo TS Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, trẻ em có thể học bơi, phòng chống đuối nước và cấp cứu đuối nước mà không cần…xuống nước.
  • Khi gặp người bị đuối nước, cần bình tĩnh, xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
  • Để giảm thiểu các ca Tu vong đáng tiếc do ch*t đuối, ngoài việc cảnh báo cho trẻ, một kỹ năng cần thiết mà các bậc phụ huynh nên biết đó là hô hấp nhân tạo.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY