Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Pakistan cấm chỉ trích nhắm vào Sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc

Hơn 1/3 người dân Mỹ tuyên bố tẩy chay hàng hóa Trung Quốc

Bộ Nội vụ Pakistan hồi đầu tháng này đã đưa ra ngoài vòng luật pháp với đảng Jeay Sindh Qaumi Mahaz-Arisar (JSQM-A) có trụ sở ở tỉnh miền nam Sindh và hai nhóm chiến binh cùng tỉnh - Quân đội Giải phóng Sindhudesh (SLA) và Sindhudesh Quân đội cách mạng (SRA), do có “căn cứ hợp lý” rằng các tổ chức này có quan hệ với Kh*ng b*.

Kể từ năm 2003, Pakistan thường xuyên cấm các tổ chức, bao gồm các chiến binh thánh chiến liên kết với tổ chức al-Qaeda cũng như các nhóm nổi dậy ly khai. Tuy nhiên, sau khi hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), một dự án nằm trong Sáng kiến Vành đai và con đường, được thành lập thì danh sách các nhóm bị xếp ngoài vòng pháp luật được mở rộng.

Những tổ chức này cùng các nhóm sắc tộc và giáo phái phía tây nam tỉnh Balochistan và khu vực phía bắc tỉnh Gilgit Baltistan, bị đánh giá gây ra mối đe dọa đối với đầu tư của Trung Quốc vào an ninh quốc gia.

Số lượng các nhóm và tổ chức chính trị bị đặt ngoài vòng pháp luật đã lên tới 76 với sự bổ sung mới nhất của đảng Jeay Sindh Qaumi Mahaz-Arisar.

Pakistan và Trung Quốc có chung đường biên giới hẹp cùng lịch sử hàng chục năm gắn bó chặt chẽ với chính trị và kinh tế. Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh mối quan hệ với Islamabad và coi quốc gia Nam Á là gọng kìm để kiềm tỏa tham vọng ảnh hưởng khu vực và toàn cầu của chính quyền New Delhi.

Các lệnh cấm gần đây là sự tiếp nối chính sách cứng rắn của Pakistan, gồm cả hòa bình và bạo lực, đối với những tổ chức chống lại các dự án hợp tác kinh tế Pakistan-Trung Quốc ở tỉnh Sindh, bắt đầu vào năm 2011 khi Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng một thành phố công nghiệp mới gọi là Zulfikarabad, nối liền với thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, các nhóm dân tộc của tỉnh Sindhi, bao gồm cả JSQM-A, đã phát động một chiến dịch hòa bình chống lại các dự án, cáo buộc Trung Quốc cố gắng trở thành một cường quốc thực dân mới.

Mặc dù dự án Zulfiqarabad không thành hiện thực, nhưng các quan chức an ninh tin rằng một vụ đánh bom gần lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Karachi vào năm 2012 khiến hai công dân Pakistan bị thương, là sự khởi đầu của sự phản đối vũ trang chống lại đầu tư của Trung Quốc vào Sindh.

Khi các dự án CPEC, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất điện, được ra mắt tại Sindh vào năm 2015, SLA và SRA đã tập trung các cuộc tấn công của họ vào các cá nhân Trung Quốc, chủ yếu sử dụng các thiết bị nổ ngẫu hứng bên đường, theo một quan chức an ninh giấu tên ở Karachi cho biết.

Tuy nhiên, cho đến nay, không có người mang quốc tịch Trung Quốc nào ch*t trong các cuộc tấn công ở tỉnh này.

"Hầu hết các chiến binh sử dụng nền tảng của JSQM-A như một vỏ bọc để né tránh các cơ quan thực thi pháp luật trong cuộc điều tra đang diễn ra", quan chức này giải thích cho lệnh cấm đối với JSQM-A.

Chấn Phong

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/pakistan-cam-chi-trich-nham-vao-sang-kien-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc-post80034.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY