Tin y tế hôm nay

Tin y tế

PGĐ BV Bạch Mai: Bố đi chống dịch, mẹ đi chống dịch nhưng ở nhà người thân, con cái họ lại bị xa lánh, đó là điều gây ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên y tế

(MangYTe) - TS. Dương Đức Hùng - PGĐ Bệnh viên Bạch Mai đã gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của xã hội, cũng như mong muốn người dân chia sẻ và có cái nhìn cảm thông với bệnh viện.

Theo báo cáo từ Cơ quan Hà Nội xác định có 3 ổ dịch COVID-19 ngoài cộng đồng liên quan Bệnh viện Bạch Mai, trong khi 10 ngày qua có 14.000 người ở Hà Nội khám tại đây, vì vậy khuyến cáo người nào ho, sốt, khó thở lập tức báo cho cơ quan y tế.

Đặc biệt, trong cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội chiều 27/3, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết ngay sau khi có 2 điều dưỡng dương tính với Covid -19 (BN86, 87), BV đã phối hợp với Công an tổ chức cách ly 160 cán bộ là F1. Đến nay, tất cả đều có sức khỏe tốt; xét nghiệm 2 lần âm tính.

Bệnh viện Bạch Mai kiểm soát người ra vào sau khi có bệnh nhân dương tính với COVID-19 trong bệnh viện. Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Tuy nhiên, sau khi thông tin các nhân viên y tế bị cách ly tập trung, trên mạng xã hội đã xuất hiện những ý kiến không hay khiến chính những người này và người thân của họ phải chạnh lòng.

Trước những ý kiến trên, mới đây TS. Dương Đức Hùng - PGĐ Bệnh viện Bạch Mai đã có những chia sẻ trên chương trình thời sự VTV1 nhằm gửi lời cảm ơn đến sự quan tâm của xã hội, cũng như mong muốn người dân chia sẻ và có cái nhìn cảm thông với bệnh viện.

Chia sẻ thêm trên truyền hình, TS. Dương Đức Hùng cho biết, "Tất cả cán bộ, nhân viên bệnh viện Bạch Mai đều hết sức tin tưởng vào sự thành công trong công cuộc chống dịch. Những bác sĩ đang bị cách ly đều đang nóng lòng trở về cùng với đồng đội mình để tiếp tục công cuộc chống dịch.

Tuy nhiên, có những sự lo lắng thái quá, những thông tin không chính xác trên mạng xã hội cho nên người thân của những nhân viên y tế, đặc biệt đối với Bạch Mai trong giai đoạn này chịu rất nhiều áp lực. Bố đi chống dịch, mẹ đi chống dịch nhưng ở nhà người thân, con cái họ lại bị xa lánh. Đó cũng là điều gây ảnh hưởng đến tinh thần của cán bộ, nhân viên y tế".

TS. Dương Đức Hùng - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tham gia hiến máu tình nguyện

Qua đó, PGĐ Bệnh viện Bạch Mai cũng bày tỏ mong muốn mọi người sẽ có sự thấu hiểu, sẻ chia hơn đối với đội ngũ y bác sĩ đang làm công tác phòng, chống dịch bệnh.

"Mong xã hội hiểu rằng, chung tôi đang hết sức cố gắng. Chúng tôi mong có sự ủng hộ về tinh thần với nhân viên y tế nói chung và nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai nói riêng để chúng tôi có thể yên tâm chống dịch".

Ngay sau những chia sẻ của TS. Dương Đức Hùng được phát sóng đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng và nhận được nhiều lời hưởng ứng và cảm thông từ cộng đồng mạng.

Tài khoản H.L.P viết, "Cảm ơn đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, cán bộ đang làm việc tại các bệnh viện, các khu cách ly... những người đang gồng mình để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Mong mọi người giữ vững tinh thần và sức khoẻ để thành công trên mặt trận chống dịch".

"Chứng kiến đội ngũ y bác sĩ ngày đêm chống dịch, lo cho người bệnh mà thấy chạnh lòng. Mong mọi người hãy đồng cảm và hiểu hơn cho họ - những con người đang ở tuyến đầu của "cuộc chiến" đẩy lùi đại dịch Covid-19 này.

Nam An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/pgd-bv-bach-mai-bo-di-chong-dich-me-di-chong-dich-nhung-o-nha-nguoi-than-con-cai-ho-lai-bi-xa-lanh-do-la-dieu-gay-anh-huong-den-tinh-than-nhan-vien-y-te-2202028311831554.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY