Tin y tế hôm nay

Tin y tế

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Các thầy Thuốc phải dành cho tuyến dưới 1 tiếng/ngày để hội chẩn trực tuyến

MangYTe - Chia sẻ với Báo Gia đình Xã hội, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án nhấn mạnh: Các thầy Thuốc tuyến trên phải có trình độ cao hơn một cái đầu, đồng thời mỗi ngày dành cho tuyến dưới 1 tiếng để hỗ trợ công tác khám chữa bệnh từ xa.

Các thầy Thuốc tuyến trên phải có trình độ tốt

Chiều 26/9, Bộ Y tế chính thức khánh thành 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa (Telehealth). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự buổi lễ quan trọng.

Lễ Khánh thành 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa là sự kiện quan trọng và có nghĩa lớn đối với triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa, ghi nhận sự tham gia tích cực của ngành y tế trong tiến trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, hướng tới đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.

Bộ Y tế khánh thành 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa.

Bên lề buổi lễ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã chia sẻ rằng, không phải bây giờ chúng ta mới làm và triển khai Telehealth, thực ra đã triển khai cách đây cả chục năm. Nhưng, trên thực tế những năm qua việc triển khai chưa đồng bộ, chưa được chính quy và có sự lan tỏa, hiệu quả như hiện nay.

Nói về lý do, pgs.ts lương ngọc khuê nhấn mạnh: "do nền tảng công nghệ lúc bấy giờ chưa tốt như hiện nay, các bệnh viện đang thực hiện chương trình 816 và bệnh viện vệ tinh. quan điểm các thầy Thuốc là phải khám chữa bệnh bằng việc nhìn, sờ trực tiếp và đích thân xuống tuyến dưới chẩn đoán và tuyến dưới lên tuyến trên học tập".

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Đề án.

Theo pgs.ts lương ngọc khuê, hiện nay bộ bắt đầu có nền tảng, tư vấn và thực tế đã phát huy hiệu quả việc khám chữa bệnh từ xa. cục trưởng cũng nhấn mạnh hiệu quả đối với việc khám chữa bệnh từ xa diễn ra cách đây không lâu khi hội chẩn cho các bệnh nhân mắc covid-19 trên khắp cả nước.

"hiện nay, chúng ta đã bắt đầu có nền tảng, tư vấn đã phát huy, đặc biệt việc khai thác các trung tâm điều hành quản lý hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa cho các bệnh nhân mắc covid-19. những hiệu quả đó được nhân rộng, chúng ta đã đưa được các thông tin, chính xác từ tuyến dưới lên tuyến trên để xin hội chẩn, từ chuyển trên xuống tuyến dưới chính xác", pgs.ts lương ngọc khuê nói.

Pgs.ts lương ngọc khuê nhấn mạnh, tạo nên sự đồng bộ kết hợp với nền tảng của công nghệ thông tin nên bộ y tế có kết quả như hôm nay.

Nhiều thách thức nhưng chúng ta có quyền hi vọng

Cục trưởng cục quản lý khám chữa bệnh cũng thẳng thắn chia sẻ, việc triển khai khám chữa bệnh từ xa thực hiện trên nền tảng công nghệ số nên còn rất nhiều thách thức: "thực hiện trên nền tảng số thì đi liền với nền tảng pháp luật, chúng ta phải hoàn thiện hành lang pháp lý. ví dụ như những quy định khám chữa bệnh thông thường thì cục có quy chế đầy đủ, từ quy chế hội chẩn đến quy chế chuyên môn như: khoa nội, khoa ngoại, khoa sản, khoa nhi… nhưng bây giờ là từ xa.

Từ xa phải đảm bảo trên nền tảng công nghệ số, việc bảo mật thông tin rồi những vấn đề quy định các kỹ thuật như thế nào, quy trình ra sao, chuẩn bị chỗ ngồi hội chẩn, đặt camera, màn hình, dữ liệu cận lâm sàng, điện tim, bệnh cảnh của bệnh nhân… đều phải được tính toán đưa ra chính xác".

Việc khám chữa bệnh từ xa đã mang lại nhiều kết quả tốt.

Một điều nữa khiến pgs.ts lương ngọc khuê băn khoăn đó là việc bảo mật thông tin của người bệnh, cơ sở dưới phải có sự đồng thuận giữa thầy Thuốc và bệnh nhân, việc hội chẩn phải thật kỹ. nếu trường hợp vượt qua chuyên môn tuyến dưới thì mới xin hội chẩn tuyến trên. như vậy, đường truyền cũng phải được bảo mật, đồng thời phía tuyến trên, các thầy Thuốc không được vi phạm đạo đức, không được chê bai thầy Thuốc tuyến dưới sao kém thế, chậm thế…

Đặc biệt, cục trưởng cũng nhấn mạnh: "hàng ngày các thầy Thuốc đi làm 8 tiếng thì phải dành cho tuyến dưới 1 tiếng để hỗ trợ, hội chẩn trực tuyến. đối với các thầy Thuốc tuyến trên luôn có trình độ cao hơn ‘một cái đầu’ để giúp tuyến dưới hội chẩn".

Nhắc đến nền tảng công nghệ, bản thân Cục trường cũng rất tin tưởng khi hợp tác cùng Tập đoàn Công nghiệp viễn thông Viettel khi xây dựng, vận hành hệ thống.

Cuối cùng, pgs.ts lương ngọc khuê cũng nhấn mạnh lại tầm quan trọng của đề án này: "phía trước vẫn còn nhiều thách thức, chúng tôi sẽ nỗ lực và hứa với thủ tướng sẽ hoàn thiện. chúng tôi cũng mong muốn có sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt của bộ, ban ngành cũng như hệ thống truyền thông, báo chí để thông tin rộng rãi đến với người dân mong nhận được sự đồng lòng".

Lê Bảo - Duy Dương

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/pgsts-luong-ngoc-khue-cac-thay-thuoc-phai-danh-cho-tuyen-duoi-1-tieng-ngay-de-hoi-chan-truc-tuyen-20200926144830435.htm)

Tin cùng nội dung

  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY