Chấn thương chỉnh hình hàm mặt hôm nay

Đây là chuyên khoa đảm nhận các ca phẫu thuật, tạo hình vùng răng hàm mặt thông thường; cùng với việc điều trị gãy xương vùng hàm mặt, phẫu thuật chỉnh hình sửa chữa các biến dạng, chấn thương vùng hàm mặt do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và lao động thường nhật. Chuyên khoa này còn bao gồm tạo hình khớp thái dương hàm trong các trường hợp dính khớp, đồng thời nghiên cứu, kết hợp các kỹ thuật vi phẫu thuật và cấy ghép mới. Những tình trạng bệnh thường gặp của khoa Chấn thương chỉnh hình hàm mặt như: gãy xương vùng hàm mặt, dính khớp, lệch lạc xương mặt hàm; u lành tính/ác tính vùng hàm mặt, nang và u xương hàm, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt; răng ngầm, hở môi - vòm miệng,...

Phác đồ điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt

Vết thương lớn: Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê. Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phòng, thìa nạo…. Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

Nhận định chung

Là tình trạng tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một hoặc các biểu hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô…Nguyên nhân có thể do:

Do T*i n*n giao thông.

Do T*i n*n lao động.

Do T*i n*n sinh hoạt…

Phác đồ điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt

Nguyên tắc điều trị

Đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót.

Xử lý vết thương càng sớm càng tốt.

Làm sạch tổn thương và loại bỏ hết dị vật.

Cắt lọc tiết kiệm da và mô mềm dưới da.

Cầm máu kỹ.

Khâu phục hồi:

+ Khâu kín từ trong ra ngoài đặc biệt lớp niêm mạc.

+ Khâu đúng vị trí giải phẫu, tránh để khoang ảo, không căng.

+ Khâu đóng ngay nếu vết thương sạch.

Điều trị cụ thể

Vết thương xây sát

Vết thương nhỏ: Làm sạch bằng nước muối S*nh l*, lấy bỏ dị vật. Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

Vết thương lớn: Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê. Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phòng, thìa nạo…. Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.

Vết thương đụng dập

Nếu máu tụ đang hình thành: băng ép để cầm máu.

Tụ máu đã cầm: Nếu tụ máu nhỏ thì theo dõi để tự tiêu. Nếu lớn thì phải phẫu thuật lấy máu tụ.

Tụ máu chưa cầm: mở ra lấy máu tụ, cầm máu và băng ép.

Tụ máu lâu, có xu hướng nhiễm trùng: rạch lấy bỏ máu tụ.

Vết thương rách da

Làm sạch: Rửa vết thương: rửa bằng nước muối sinh ly dưới áp lực. Trường hợp vết thương bẩn dùng nước Ôxy già hoặc nước muối pha Betadin. Lấy bỏ hết dị vật. Tẩy rửa vết thương: vết thương có lẫn hóa chất, đặc biệt hóa chất có màu, cần tìm dung môi thích hợp để tẩy rửa. Vết thương rộng lẫn nhiều dị vật hoặc bẩn: bệnh nhân được gây mê, dùng bàn chải phẫu thuật chải rửa để loại bỏ dị vật.

Cắt lọc tiết kiệm: Da: cắt xén mép da. Bảo tồn vạt da còn cuống. Cơ: cắt bỏ phần cơ dập nát hoại tử.

Cầm máu: lựa chọn các phương pháp sau, Kẹp mạch. Đốt điện. Khâu cầm máu.

Khâu phục hồi: Yêu cầu: khâu đúng vị trí giải phẫu, từ trong ra ngoài, tránh để khoang ảo, không được căng, lớp niêm mạc phải kín tuyệt đối. Phương pháp khâu: lựa chọn kiểu khâu, mũi rời, khâu vắt, trong da, xa gần… Thời gian được đóng kín da: tương đối, nếu vết thương sạch đóng kín, nếu vết thương bẩn đóng thì hai.

Vết thương xuyên

Vết thương nhỏ, không chảy máu, không dị vật: không phẫu thuật, điều trị kháng sinh, chống phù nề, thay băng, theo dõi.

Vết thương to, chảy máu nhiều, có dị vật: phẫu thuật làm sạch, cầm máu, đóng vết thương.

Vết thương mất mô

Vết thương nhỏ: bóc tách, khâu phục hồi.

Mất mô rộng: tạo hình, đóng kín vùng thiếu hổng mô.

Vết thương hỏa khí

Phẫu thuật cầm máu, loại bỏ dị vật, tạo hình đóng kín vết thương.

Vết thương tuyến nước bọt

Tổn thương có thể ở nhu mô hoặc ống tuyến.

Dò nước bọt ở nhu mô: khâu phục hồi.

Dò ở ống tuyến: nối, hoặc dẫn lưu vào trong miệng.

Vết thương bỏng

Chườm lạnh, chống shock, bù nước, điện giải, dùng kháng sinh…

Khi tổn thương đã ổn định tùy tình trạng mà có thể ghép da hoặc tạo hình phục hồi vết thương.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phac-do-dieu-tri-chan-thuong-phan-mem-vung-ham-mat-47387.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chấn thương đầu là do sự va chạm ở đầu mà trẻ em hầu như đều gặp phải. Nhưng hầu hết là chấn thương đầu nhẹ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY