Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Phải làm gì khi bị ho ra máu?

Ho ra máu là ho và khạc ra máu hoặc đàm có lẫn máu từ phổi hoặc phế quản, theo Boldsky.

Tránh nhầm lẫn giữa ho ra máu và nôn ra máu. Ho ra máu là một tình trạng y tế nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Sau đây, bạn sẽ biết điều gì gây ho ra máu và phải làm gì.

Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?

Đừng vội hoảng loạn khi ho ra máu, vì có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, từ nhẹ đến nặng.

•Viêm phổi

Viêm phổi là nguyên nhân đầu tiên gây ho ra máu. Ho ra máu với chất nhầy có thể là dấu hiệu của viêm phổi nghiêm trọng, theo Boldsky.

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, bao gồm:

•Lao phổi.

•Viêm phế quản.

•Ung thư phổi.

•Giãn phế quản.

•Suy tim sung huyết.

•Cục máu đông trong phổi.

•Chứng phù nề ở phổi.

•Thuyên tắc phổi.

•Bệnh xơ nang.

•Viêm mạch máu.

•Dị vật trong đường thở.

•Chấn thương đường thở.

•Viêm phổi do Lupus.

•Lạc nội mạc tử cung lên phổi.

•Sử dụng chất làm loãng máu.

•Viêm và kích thích đường thở do ho quá nhiều.

•Áp xe phổi.

Có khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính bị ho ra máu. Thường ở người từ 62 tuổi và hiếm gặp ở trẻ em.

Trẻ em ho ra máu là bệnh gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân chính gây ra ho ra máu ở trẻ em, do dị vật xâm nhập vào phổi của trẻ và gây nghẹn. Thường xảy ra ở trẻ dưới 4 tuổi, theo Boldsky.

Triệu chứng của ho ra máu

Ho có máu sủi bọt khi chảy ra từ phổi hoặc đường hô hấp vì có lẫn không khí và chất nhầy trong phổi.

Máu từ đường hô hấp với màu đỏ tươi, sủi bọt và sẽ cảm thấy khó thở và cảm giác nóng ran ở ngực.

Điều quan trọng là phải phân biệt giữa ho ra máu với các trường hợp sau:

•Máu xuất phát từ đường tiêu hóa trên.

•Máu chảy ra từ đường hô hấp trên như miệng, mũi hoặc cổ họng.

•Nôn ra máu.

Những trường hợp này hoàn toàn không phải là ho ra máu, để nhầm lẫn khi chẩn đoán, theo Boldsky.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đi khám ngay lập tức, nếu gặp các tình trạng sau:

•Ho ra máu sau khi ngã hoặc bị thương ở ngực.

•Đau ngực, sốt, nhức đầu nhẹ, chóng mặt hoặc khó thở.

•Máu trong chất nhầy kéo dài hơn một tuần.

•Ho nhiều hơn một vài muỗng cà phê máu mỗi lần.

Cần lưu ý, ho ra máu có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn.

Nếu máu nhiều hơn một vài muỗng cà phê và kéo dài hơn 1 tuần, hãy đi khám ngay lập tức.

Ho ra máu được xem là nghiêm trọng nếu lượng máu từ 100 đến 1000 ml trong 24 giờ, đa số trường hợp dao động từ 300 đến 600 ml, theo Boldsky.

 

Cần làm gì khi đi khám?

Bác sĩ sẽ kiểm tra ngực và phổi và hỏi về lịch sử y tế của người bệnh.

Cần để ý một số vấn đề để báo cho bác sĩ, gồm:

•Ho ra máu trong bao lâu.

•Bắt đầu từ khi nào.

•Ho ra bao nhiêu máu.

•Có bao nhiêu máu lẫn với chất nhầy.

•Có những triệu chứng gì và đang dùng Thu*c gì.

Tùy thuộc vào lượng máu ho ra, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm tiếp theo.

Điều trị ho ra máu

Ho ra máu được điều trị tùy vào nguyên nhân.

•Nếu họng bị kích thích do ho quá nhiều gây ho ra máu, có thể điều trị bằng Thu*c giảm ho.

Bác sĩ sẽ đưa ra một quy trình điều trị giúp kiểm soát và cầm máu. Đây là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh ho ra máu ồ ạt hoặc tái phát, theo Boldsky.

•Phẫu thuật: Trong trường hợp chảy máu do khối u hoặc trong một số trường hợp như chấn thương phổi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/phai-lam-gi-khi-bi-ho-ra-mau-1261426.html)

Tin cùng nội dung

  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY